Thứ ba 19/11/2024 00:18

Bò vàng giúp đồng bào vùng cao A Lưới làm giàu

Phát triển chăn nuôi bò đã giúp đồng bào vùng cao A Lưới có nguồn thu nhập ổn định, góp phần tạo ra sản phẩm đặc trưng phục vụ cho tiêu dùng lẫn khách du lịch.

A Lưới là huyện vùng cao thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đây là địa bàn sinh sống củađồng bào các dân tộc Kinh, Pa Kô, Tà Ôi, Cơ Tu… nơi đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Địa phương sở hữu diện tích đất đai đủ lớn, có nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào phục vụ chăn nuôi gia súc. Đây là điều kiện lý tưởng để xây dựng và hình thành các vùng chăn nuôi tập trung với số lượng lớn.

Hình thành các vùng chăn nuôi bò tập trung

Nắm bắt lợi thế đó, huyện A Lưới đã triển khai Đề án phát triển đàn bò giai đoạn 2021 – 2025 với mục tiêu từng bước nâng cao chất lượng vật nuôi, phấn đấu mỗi năm phát triển thêm 300 con. Đây cũng là cơ sở tiến tới xây dựng nhãn hiệu tập thể “Thịt bò vàng A Lưới”, cùng lúc đáp ứng hài hòa nhiều mục tiêu: Khai thác tiềm năng sẵn có của địa phương; tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào; tiến tới sản xuất hàng hóa theo chuỗi và làm giàu từ chăn nuôi.

Trên cơ sở mục tiêu chung của Đề án, huyện A Lưới đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ bà con: Hỗ trợ 70% lãi suất vay ngân hàng mua bò, hỗ trợ trồng mới 75 ha cỏ cao sản phục vụ nhu cầu thức ăn chăn nuôi, tiếp tục hỗ trợ bà con kinh phí xây dựng chuồng trại nhằm từng bước phát triển số lượng đàn bò theo kế hoạch đề ra. Đồng thời, chủ động tập huấn kỹ thuật nhân giống, quản lý giống và nuôi dưỡng bò cái sinh sản, kỹ thuật trồng cỏ năng suất cao và chế biến các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi. Qua đó, nhận thức của đồng bào vùng cao đã thay đổi rõ rệt. Với lối chăn nuôi truyền thống thả rông đàn trâu bò nay bà con đã biết chăm sóc đàn bò bằng cách trồng thêm cỏ, bổ sung thêm dinh dưỡng bên cạnh nguồn thức ăn tinh, nuôi nhốt và giữ ấm khi thời tiết lạnh sâu…

Đồng bào phát triển kinh tế hộ gia đình từ chăn nuôi bò

Bò A Lưới là giống bò vàng bản địa, có thớ thịt nhỏ, mịn và được chăn nuôi tự nhiên nên chất lượng thịt thơm ngon. Phương thức chăn nuôi của đồng bào vùng cao cộng với điều kiện thời tiết đặc thù đã tạo nên hương vị riêng có của thịt bò vàng A Lưới. Đặc biệt, gần đây, các cửa hàng đặc sản A Lưới được hình thành, góp phần quảng bá cho nông sản vùng cao. Và thịt bò là một trong những mặt hàng được giới thiệu như là đặc sản của địa phương với các sản phẩm đa dạng: Bò khô, bò một nắng…

Tin vui đến với đồng bào nơi đây khi sản phẩm thịt bò vàng A Lưới đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học – Công nghệ) chính thức công nhận nhãn hiệu tập thể. Đồng thời, tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng cấp chứng nhận OCOP 3 sao cho sản phẩm này. Điều đó là minh chứng khẳng định hướng đi mới của địạ phương trong việc hỗ trợ sinh kế cho đồng bào dân tộc. Qua đó, giúp đồng bào thay đổi tư duy, cách nghĩ cách làm để phát triển kinh tế hộ gia đình từ sản phẩm đặc sản của địa phương.

Chuối già lùn và thịt bò vàng là 2 sản phẩm được ngành nông nghiệp huyện A Lưới tập trung phát triển sản xuất gắn với sản phẩm OCOP của địa phương. Trong đó, sản phẩm thịt bò vàng A Lưới bước đầu đã khẳng định danh tiếng trên thị trường bằng chất lượng vượt trội, hương vị đậm đà khó quên.
Trung Hiếu
Bài viết cùng chủ đề: đồng bào dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo