Thứ hai 23/12/2024 16:30

Bộ Công Thương: Tháo “nút thắt” để sản xuất công nghiệp sớm phục hồi

Bộ Công Thương sẽ tập trung nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất công nghiệp cũng như tăng trưởng công nghiệp trong các quý tiếp theo.

Sản phẩm công nghiệp chủ lực tháng 5 tăng

Theo Bộ Công Thương, mặc dù tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, nhu cầu thị trường chưa phục hồi, song với nền tảng vĩ mô ổn định, cùng với các biện pháp đồng bộ hỗ trợ sản xuất trong nước được triển khai mạnh mẽ nên sản xuất công nghiệp đã có những tín hiệu khởi sắc.

Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa phục hồi, phát triển sản xuất

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nhận định đúng tình hình, quyết liệt chỉ đạo, đôn đốc, linh hoạt trong điều hành để hài hòa các mục tiêu trước mắt và lâu dài; phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo, thực hiện quyết liệt các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Trên cơ sở quan điểm, định hướng chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã quán triệt, cụ thể hóa trong các chương trình, kế hoạch hành động. Đặc biệt là bám sát tình hình biến động của kinh tế thế giới để linh hoạt trong điều hành, tập trung rà soát, tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, nhanh chóng những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đề ra; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm huy động mọi nguồn lực cho phát triển.

Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, 5 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp giảm 2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 8,1%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo giảm 2,5% (cùng kỳ tăng 8,9%); ngành sản xuất và phân phối điện tăng 0,8%; ngành khai khoáng giảm 3,5%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,4%.

Đáng chú ý, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 5 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Đường kính tăng 31,1%; xăng, dầu tăng 13,5%; vải dệt từ sợi nhân tạo tăng 10,6%; phân hỗn hợp NPK tăng 9,2%; thuốc lá điếu tăng 8,6%; ti vi tăng 7%.

Phân theo địa phương, chỉ số sản xuất công nghiệp trong 5 tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 49 địa phương và giảm ở 14 địa phương trên cả nước.

Trong đó, một số địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp đạt mức tăng khá cao do các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao (như: Gia Lai tăng 21,7%; Tuyên Quang tăng 18,6%; Bắc Giang tăng 15,9%; Phú Thọ tăng 15,3%; Hải Phòng tăng 13,4%; Nam Định tăng 13,3%; Kiên Giang tăng 13,1%; Phú Yên tăng 12,3%; Hậu Giang tăng 8,3%...) hoặc do ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao (như Hậu Giang tăng 270,9%; Thái Bình tăng 63,3%...).

Kịp thời tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển sản xuất

Đưa ra giải pháp, Bộ Công Thương cho biết, sẽ tiếp tục bám sát tình hình sản xuất của các ngành, lĩnh vực, Tổ chức làm việc với một số ngành, địa phương trọng điểm về công nghiệp để kịp thời nắm bắt tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển sản xuất. Đồng thời, tổ chức kết nối các doanh nghiệp trong nước tham gia được vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp lớn toàn cầu.

Theo ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), để kịp thời tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển sản xuất, Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa phục hồi, phát triển sản xuất thông qua các giải pháp về ổn định thị trường tài chính, tiền tệ tháo gỡ khó khăn về vốn (rà soát để tiếp tục đề xuất miễn giảm một số khoản thuế, phí) và giải pháp về tiền tệ (tạo thuận lợi trong tiếp cận tín dụng), tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp khu vực chế biến, chế tạo có thêm nguồn lực để phục hồi và phát triển.

Ở góc độ doanh nghiệp, đại diện lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, thời gian tới tập đoàn sẽ bám sát diễn biến thị trường để có biện pháp phù hợp thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm nay, củng cố hệ thống quản trị rủi ro và giám sát đặc biệt.

Nhận định thị trường xấu có thể kéo dài tới năm 2024, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinatex Lê Tiến Trường nhấn mạnh một trong những mục tiêu xuyên suốt trong điều hành là liên tục dự báo và đưa ra giải pháp thích ứng với tình hình thị trường bất định. Trong đó, chú trọng các giải pháp bảo tồn nguồn lực doanh nghiệp vượt qua năm kinh doanh có nhiều khó khăn.

Trước thực trạng trên, đối với các ngành xuất khẩu chủ lực (dệt may, da giày, điện tử…) Bộ Công Thương sẽ thực hiện các chương trình, hoạt động kết nối cung - cầu, tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt thông qua hệ thống các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài để tìm kiếm cơ hội, đơn hàng mới.

Bên cạnh đó, tận dụng các cơ hội từ nguồn vốn đầu tư công của các dự án lớn trong lĩnh vực hạ tầng, giao thông, năng lượng để tạo thị trường cho ngành thép, vật liệu xây dựng, phương tiện vận tải, cơ khí xây lắp và chế tạo… Trên cơ sở đề xuất của các doanh nghiệp và một số địa phương, Bộ Công Thương đang phối hợp với Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ ban hành một số chính sách hỗ trợ về tài chính với ngành sản xuất và lắp ráp ô tô (như tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt hay ưu đãi về lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước)...

Ngoài ra, Bộ sẽ tập trung các giải pháp để nâng cao giá trị gia tăng cho sản xuất công nghiệp trong nước, đẩy mạnh việc triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp bám sát tình hình thị trường khu vực, thế giới, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thông quan, xuất, nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là nhóm hàng nguyên, phụ liệu cho sản xuất trong nước.

Việt Anh
Bài viết cùng chủ đề: sản xuất công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia quốc tế khen bệ phóng tên lửa 70mm lắp trên xe bán tải của Việt Nam

Iran cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?