Thứ hai 12/05/2025 07:39

Bộ Công Thương lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Bộ Công Thương đã xây dựng và đang lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị liên quan cho Dự thảo Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.

Dự thảo Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp cơ bản giữ nguyên các chương, điều như Nghị định số 68/2017/NĐ-CP và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP; chỉ bổ sung một số điều (gồm: Điều 13. Điều chỉnh, bãi bỏ quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp; Điều 21. Quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã làm chủ đầu tư; Điều 44. Bổ sung Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư).

Dự thảo Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp gồm 7 chương, 48 điều: Chương I. Quy định chung chủ yếu quy định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Nghị định; giải thích các từ ngữ của Nghị định để thống nhất cách hiểu, áp dụng. Chương này cũng quy định các cơ sở, lĩnh vực, ngành nghề khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp để các địa phương áp dụng ưu tiên trong quá trình thực hiện.

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Chương II. Phương án phát triển, thành lập, mở rộng cụm công nghiệp; Chương III. Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp: Chương IV. Đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp; chương V. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp; chương VI. Quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp; chương VII. Điều khoản thi hành.

Dự thảo Nghị định tiếp tục kế thừa những quy định đã khẳng định tính phù hợp tại Nghị định số 68/2017/NĐ-CP và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP; chỉ bổ sung, sửa đổi các hạn chế của các Nghị định, các nội dung sửa đổi, bổ sung phải đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, khắc phục được những hạn chế, bất cập, đáp ứng yêu cầu và quản lý, phát triển cụm công nghiệp.

Trong đó, tập trung chủ yếu sửa đổi, bổ sung để đồng bộ với các văn bản quy phạm phạm pháp luật hiện hành, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định số 68/2017/NĐ-CP và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP; tiếp thu, thể chế tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền địa phương, giao trách nhiệm nhiều hơn cho cơ quan quản lý nhà nước về Công Thương địa phương để có công cụ, điều kiện thực hiện vai trò, chức năng đầu mối quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn.

Bảo đảm phù hợp, thống nhất với các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn, văn bản pháp luật mới ban hành như Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Quản lý và sử dụng tài sản công; không điều chỉnh các nguyên tắc quản lý đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành đối với hoạt động đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Việc áp dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phải trên cơ sở thẩm quyền của Chính phủ; quy định ở mức đủ mạnh để khuyến khích, thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp nhưng không vượt khung so với quy định.

Để xây dựng Dự thảo Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp, trước đó Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) đã tổ chức 2 hội nghị về cơ chế chính sách phát triển cụm công nghiệp nhằm lắng nghe ý kiến đánh giá và góp ý của đại diện các đơn vị liên quan và địa phương.

Tại các hội nghị này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân lưu ý trong Dự thảo Nghị định: Công tác quy hoạch cố gắng tích hợp đồng bộ và đơn giản hoá tối đa thủ tục hành chính. Nội dung liên quan đến thành lập cụm công nghiệp sẽ kế thừa tinh thần Nghị định 66, Nghị định 68 để đồng bộ quy trình thành lập. Đồng thời hỗ trợ tối đa và cao nhất cho nhà đầu tư hạ tầng kỹ thuật, nhà đầu tư thứ cấp.

Coi trọng yếu tố lựa chọn để phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, cùng đó tận dụng ưu thế địa phương, sử dụng hiệu quả cao nhất tài nguyên đất, trong đó ưu tiên thu hút các ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao.

Liên quan đến phân cấp, phân quyền, chỉ định một đầu mối quản lý chung sẽ điều chỉnh theo hướng Bộ tập trung ban hành hành lang pháp lý chung còn lại tôn trọng quyền tự quyết của địa phương”, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Cụm công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Công nghiệp công nghệ số phải xanh và tuần hoàn

Ninh Bình bứt phá thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ô tô

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn