Chủ nhật 24/11/2024 07:24

Bộ Công Thương hướng dẫn đăng ký hợp đồng điện tử cho hơn 20 doanh nghiệp lớn

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị hướng dẫn thủ tục xin đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử cho hơn 20 doanh nghiệp lớn.

Ngày 14/7/2022, tại trụ sở Bộ Công Thương, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã tổ chức Hội nghị hướng dẫn thủ tục xin đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử cho hơn 20 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp, dịch vụ phần mềm.

Hội nghị nhằm đẩy mạnh triển khai giải pháp hợp đồng điện tử tại các doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào việc xây dựng, quản lý, duy trì và vận hành hệ thống hợp đồng điện tử kết nối với Trục phát triển hợp đồng điện tử quốc gia, từ đó góp phần thúc đẩy chủ trương chuyển đổi số quốc gia của Thủ tướng Chính phủ.

Tiết kiệm thời gian và tạo môi trường điều hành chuyên nghiệp

Theo quy định tại Điều 63, Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử của Chính phủ, để doanh nghiệp được hoạt động trong lĩnh vực Chứng thực hợp đồng điện tử cần phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép hoạt động cung cấp dịch vụ.

Do vậy, tại buổi tập huấn này, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã tập trung vào hướng dẫn các doanh nghiệp những thủ tục, hồ sơ cần thiết để được cấp đăng ký hoạt động cung cấp chứng thực hợp đồng điện tử.

Hiện nay Chính phủ đang xây dựng mục tiêu số hóa các lĩnh vực trọng điểm tạo nền tảng để hình thành quốc gia số tầm nhìn đến năm 2030. Đồng thời cũng thúc đẩy và khuyến khích việc hình thành các doanh nghiệp phát triển theo định hướng này.

Bên cạnh đó, dịch Covid19 vừa qua cũng là bước ngoặt để các doanh nghiệp mạnh dạn triển khai các kế hoạch về công nghệ để đáp ứng nhu cầu thị trường theo đúng định hướng của Chính phủ.

Thời gian qua, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã tiến hành làm việc với các doanh nghiệp khảo sát hệ thống hợp đồng điện tử tích hợp với Trục phát triển hợp đồng điện tử quốc gia để đảm bảo đáp ứng các tiêu chí nghiệp vụ, tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống khi kết nối, tích hợp kỹ thuật.

Cục cũng đã gửi các tài liệu hướng dẫn, tài liệu tích hợp đến các doanh nghiệp, liên tục hỗ trợ giải đáp thắc mắc, các vấn đề gặp phải khi kết nối hệ thống. Đến nay các đơn vị đang tiến hành kết nối kỹ thuật, trong đó đã có nhiều đơn vị đã tích hợp hoàn thiện.

Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương

Ngoài ra, ngay sau khi Thông tư 01/2022/TT-BCT có hiệu lực ngày 08 tháng 3 năm 2022, Cục đã và đang tiếp tục triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp về hồ sơ mẫu để cấp đăng ký theo quy định.

Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho biết: "Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu thiết yếu để hoàn tất các quy trình ứng dụng thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả và giảm thiểu được việc lãng phí giấy tờ, tiết kiệm thời gian và tạo môi trường điều hành chuyên nghiệp".

Theo đó, ông Hải chỉ ra, chính vì vậy, trách nhiệm giờ đây của doanh nghiệp khi tham gia là phải xây dựng, quản lý, duy trì, vận hành hệ thống hợp đồng điện tử kết nối với Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam như thế nào để đảm bảo được tối đa tính bảo mật, toàn vẹn, không thể chối bỏ của các hợp đồng điện tử mà mình lưu trữ và xác thực.

Hướng dẫn cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quy trình đăng ký, vận hành, biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương đã giải thích rõ những thông tin chi tiết về các điều khoản triển khai, các biện pháp, quy trình nghiệp vụ lưu trữ, bảo đảm tính toàn vẹn dữ liệu của chứng từ điện tử, Hệ thống cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử của doanh nghiệp.

Phương án định danh và chứng thực điện tử của các bên liên quan đến hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử theo quy định của pháp luật; Phương án, quy trình tra cứu hợp đồng điện tử đã được chứng thực trên hệ thống.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng được hướng dẫn các phương án bảo mật hệ thống cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, bảo mật an toàn thông tin khách hàng.

Hội nghị có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn

Biện pháp hỗ trợ khách hàng gặp sự cố trong quá trình cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử và quy trình giải quyết tranh chấp, khiếu nại giữa các bên liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử…

Góp phần thúc đẩy Chương trình chuyển đổi số quốc gia

Về phía các doanh nghiệp, tại Hội nghị, các doanh nghiệp đều thể hiện mong muốn được Bộ Công Thương xem xét hồ sơ, hướng dẫn những thủ tục, hồ sơ cần thiết để nhận được giấy phép hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử…

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đề xuất được giải đáp, tháo gỡ những khó khăn liên quan đến việc lưu trữ, khâu hậu kiểm, quản lý và đảm bảo tính toàn vẹn của chứng từ điện tử do các tổ chức, cá nhân khởi tạo trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bằng phương thức điện tử.

Với mong muốn được cung cấp dịch vụ và giải pháp công nghệ hiện đại trong lĩnh vực Chứng thực hợp đồng điện tử một cách an toàn và hiệu quả, đại diện Công ty Cổ phần Davisoft chia sẻ, Công ty Cổ phần Davisoft đã có ý tưởng và mong muốn triển khai kế hoạch về cung cấp giải pháp và các chương trình phần mềm có thể gắn kết giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với cá nhân trong phạm vi toàn quốc, tiến tới kết nối khu vực ASEAN và quốc tế.

Cụ thể, chương trình cung cấp giải pháp “ký số văn bản”. Chương trình này có thể thực hiện để ký các giao dịch về hợp đồng kinh tế, văn bản ghi nhớ, văn bản thỏa thuận… giữa hai hay nhiều bên với nhau bằng việc đảm bảo, xác thực được danh tính người dùng.

Đồng thời, việc bảo mật và xác nhận bảo mật được nâng cấp theo thiết kế mới để đảm bảo tốt nhất tính bảo mật và chính xác cho người dùng. Theo đó, người dùng sẽ được cấp tài khoản sau khi doanh nghiệp xác nhận danh tính người dùng là thật, để đăng nhập vào ký điện tử bằng usb token (chữ ký số cứng) hoặc thông qua ký số thông minh xác nhận qua điện thoại được đăng ký trước đó.

Theo đơn vị này, giải pháp này giúp cho doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể gửi văn bản đến bất kì cơ quan, đoàn thể nào hoặc một doanh nghiệp bất kì nào mà không cần đến trực tiếp.

Đại diện Trung tâm tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương phát biểu

Với kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển và triển khai phần mềm tại Việt Nam, đại diện công ty cổ phần Misa chia sẻ thêm, hiện nay, Công ty cổ phần MISA đã xây dựng hoàn thiện Nền tảng ký tài liệu số AMISS WeSign.

Đây là giải pháp chuyển đổi số, tự động hóa toàn bộ quy trình ký kết giữa cá nhân và tổ chức, tiết kiệm 85% thời gian và chi phí so với phương thức ký kết truyền thống, đảm bảo bảo mật và toàn vẹn, có khả năng xác định nguồn gốc, tính chống chối bỏ của các chứng từ điện tử.

Bên cạnh đó, đại diện công ty này mong muốn lãnh đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương xem xét, hỗ trợ việc tích hợp nền tảng ký tài liệu số AMIS WeSign vào Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam CeCA.gov.vn nhằm mục tiêu hỗ trợ 100% các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ứng dụng hợp đồng điện tử trong việc kiểm tra, xử lý, tập trung thông tin hợp đồng điện tử của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong giao dịch và hoạt động thương mại tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp tại buổi tập huấn cũng đã cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp các sản phẩm/dịch vụ, nền tảng uy tín chất lượng, đảm bảo việc triển khai, vận hành, xử lý sự cố phát sinh diễn ra đúng luật, đúng quy định, bảo vệ quyền lợi các chủ thể ký hợp đồng điện tử - góp phần thúc đẩy Chương trình chuyển đổi số quốc gia của Thủ tướng Chính phủ đề ra.

Đỗ Nga

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Tăng trách nhiệm của sàn thương mại điện tử trong ngăn chặn hàng giả, hàng lậu

Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam

Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Bộ Công Thương ra 'tối hậu thư' với sàn thương mại điện tử Temu, Shein

Online Friday 2024: Khuấy động thị trường thương mại điện tử cuối năm

Doanh nghiệp Việt mang xu hướng tiêu dùng xanh lên sàn thương mại điện tử

Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%

Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’