Chủ nhật 24/11/2024 10:49

Bộ Công Thương đề nghị doanh nghiệp hợp tác điều tra chống bán phá giá săm, lốp xe đạp và xe máy

Thổ Nhĩ Kỳ vừa thông báo khởi xướng rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá đối với săm, lốp xe đạp và xe máy có xuất xứ từ Việt Nam và một số nước. Theo đó, Bộ Công Thương đã có đề nghị các Hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan tích cực tham gia hợp tác toàn diện với Cơ quan điều tra để chứng minh hàng hóa có xuất xứ của Việt Nam không bán phá giá vào thị trường Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, ngày 10/7/2021, Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ (Cơ quan điều tra) đã đăng Công báo về việc khởi xướng rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với 2 vụ việc: săm, lốp xe đạp và săm, lốp xe máy có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam và một số nước, vùng lãnh thổ.

Cụ thể, vụ việc săm, lốp xe đạp: Hàng hóa bị điều tra: Săm, lốp xe đạp được phân loại theo mã 4011.50.00.00.00; 4013.20.00.00.00 và 8714.99.90.00.00. Nước/vùng lãnh thổ bị điều tra: Việt Nam, Đài Loan, Sri Lanka. Vụ việc săm, lốp xe máy: Hàng hóa bị điều tra: Săm, lốp xe máy được phân loại theo mã 4011.44; 4013.90.00.00.11 và 8714.10.30.00.00. Nước/vùng lãnh thổ bị điều tra là Việt Nam, Đài Loan. Thời kỳ điều tra (IP) từ ngày 1/1/2020 – 31/12/2020; thời hạn gửi Bản trả lời câu hỏi điều tra: 37 ngày kể từ ngày thông báo khởi xướng rà soát (tức là ngày 10/7/2021).

Cục Phòng vệ thương mại thông tin, theo hướng dẫn trong Bản câu hỏi điều tra, tất cả các tài liệu và thông tin trả lời liên quan phải được dịch ra tiếng Thổ Nhĩ Kỳ; hoặc trong trường hợp không thể dịch ra tiếng Thổ Nhĩ Kỳ thì phải kèm theo bản dịch tiếng Anh. Việc sử dụng các ngôn ngữ khác mà không kèm theo bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không được xem xét. Cách thức gửi thông tin, tài liệu, Bản trả lời câu hỏi: Mọi thông tin phải được nộp đồng thời dưới dạng bản mềm (đĩa CD hoặc DVD hoặc USB) và bản cứng (ngoại trừ bản sao các hóa đơn chứng từ chỉ cần nộp dưới dạng bản mềm). Các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài có thể nộp Bản trả lời câu hỏi và ý kiến liên quan thông qua địa chỉ: mailto:ithebys@ticaret.gov.tr.

Trước tình hình vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các Hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan: Tham gia hợp tác toàn diện với Cơ quan điều tra để chứng minh hàng hóa có xuất xứ của Việt Nam không bán phá giá vào thị trường Thổ Nhĩ Kỳ; Đọc kỹ các tài liệu; trả lời đầy đủ và nộp Bản trả lời câu hỏi điều tra theo đúng hình thức và thời hạn quy định. Trong trường hợp gặp khó khăn trong xử lý các câu hỏi này, bên liên quan cần liên lạc với Cơ quan điều tra để được hỗ trợ; Cân nhắc phối hợp với đơn vị tư vấn, luật sư có kinh nghiệm xử lý vụ việc phòng vệ thương mại tại thị trường Thổ Nhĩ Kỳ;

Đặc biệt, Cục Phòng vệ thương mại lưu ý, các doanh nghiệp cần liên lạc thường xuyên, hợp tác toàn diện với cơ quan điều tra trong suốt quá trình vụ việc diễn ra. Đồng thời,cần làm rõ các yêu cầu của Cơ quan điều tra trước khi có bất kỳ hành động nào. Thông tin liên lạc với cơ quan điều tra có trong các Bản câu hỏi điều tra kèm theo. Thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin Hiệp hội, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp tại Việt Nam; với các đối tác nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm yêu cầu cơ quan điều tra xem xét đầy đủ lợi ích kinh tế - xã hội và quyền lợi của người tiêu dùng tại thị trường Thổ Nhĩ Kỳ. Thường xuyên trao đổi với Cục để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Cục Phòng vệ thương mại nhấn mạnh thêm, bất kỳ hành động thể hiện sự bất hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình điều tra, sẽ dẫn tới việc cơ quan điều tra sử dụng các chứng cứ sẵn có (thường là bất lợi). Việc bị tiếp tục áp thuế CBPG sẽ làm suy giảm lợi thế cạnh tranh, dẫn tới nguy cơ mất một phần hoặc toàn bộ thị phần xuất khẩu tại thị trường Thổ Nhĩ Kỳ vào tay các đối thủ cạnh tranh Thổ Nhĩ Kỳ và/hoặc các đối thủ từ các quốc gia, vùng lãnh thổ khác.

Hoa Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Tổng cục Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam