Thứ tư 14/05/2025 18:12

Bộ Công Thương cảnh báo kinh doanh đa cấp không phép qua ứng dụng Limbic Arc

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) vừa đưa ra cảnh báo về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không có giấy chứng nhận hợp pháp tại Việt Nam thông qua ứng dụng Limbic Arc.

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, vừa qua, đơn vị đã ghi nhận các thông tin trên mạng internet về việc một số tổ chức, cá nhân mời gọi người dân sử dụng một ứng dụng điện tử có tên Limbic Arc hay InfoBoosts.

Cụ thể, ứng dụng này được các đối tượng giới thiệu là công nghệ năng lượng lượng tử và công nghệ chăm sóc sức khỏe chủ động của thời đại mới với nhiều tác dụng chữa bệnh, bao gồm cả công dụng đối với cả bệnh nhân mắc Covid-19. Ngoài các công dụng trị bệnh, các đối tượng này giới thiệu những người tham gia mời gọi thêm các thành viên khác để được hưởng hoa hồng lợi ích theo mô hình đa cấp.

Các đối tượng giới thiệu về ứng dụng điện tử Limbi Arc trên mạng xã hội có dấu hiệu thổi phồng công dụng chữa bệnh

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, các đối tượng giới thiệu về ứng dụng điện tử Limbi Arc trên mạng xã hội có dấu hiệu thổi phồng công dụng chữa bệnh và tính đến thời điểm hiện nay, đơn vị này chưa cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp, tổ chức nào có tên Limbi Arc hay InfoBoost nêu trên theo quy định của Nghị định 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Do đó, các tổ chức, cá nhân trên có dấu hiệu kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. Hoạt động này có thể bị xử lý hình sự với mức phạt tới 5 tỷ đồng hoặc 5 năm tù giam (Điều 217a Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017).

Hình ảnh về dấu hiệu kinh doanh đa cấp không có giấy chứng nhận hợp pháp của các đối tượng liên quan đến ứng dụng điện tử Limbi Arc mà Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng thu thập được

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cảnh báo, người dân không nên tham gia sử dụng và mời gọi người khác tham gia sử dụng những sản phẩm, ứng dụng theo “truyền miệng” để chữa bệnh mà không có cơ sở khoa học rõ ràng để tránh gặp thiệt hại về sức khỏe, mất cơ hội điều trị bệnh đúng đắn. Đồng thời, không nên tham gia vào các hoạt động có dấu hiệu kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép nêu trên để hạn chế tối đa các rủi ro, thiệt hại về vật chất và pháp lý.

Hoàng Lan
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Thu hồi sản phẩm lỗi: Cảnh giác từ những dấu hiệu đầu tiên

Công ty Royal Distribution chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp

Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt

Acecook Việt Nam - Hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước

Bộ Công Thương yêu cầu rà soát quảng cáo, sản phẩm đa cấp

Xử lý nghiêm sai phạm quảng cáo sữa trên mọi nền tảng

Quảng cáo sản phẩm ISUNA sai sự thật, lừa dối người dùng?

Vụ sữa giả: Soi chiếu trách nhiệm người nổi tiếng với Luật về bảo vệ người tiêu dùng

Sở Công Thương Hà Nội: Không thể 'tự ý' kiểm tra doanh nghiệp do ngành khác quản lý

Nestlé Việt Nam 30 năm khẳng định niềm tin với thị trường

Khóa cửa kỹ thuật số: 'Bẫy tử thần' khi nhà cháy

Thêm một doanh nghiệp bán hàng đa cấp ngừng hoạt động

Đề xuất hình sự hóa tội phạm bán hàng đa cấp

Trang ‘Sữa Bột Tốt’ và trò lố nâng sữa ngoại, dìm hàng Việt, vi phạm Luật Cạnh tranh

Hơn 70% doanh nghiệp chưa đăng ký hợp đồng mẫu chung cư

Xử lý nghiêm KOLs cung cấp thông tin sai sự thật

Cần xây dựng thương hiệu ngành yến sào theo chuẩn quốc tế

Công ty đa cấp Elken Việt Nam bị phạt 185 triệu đồng

Góc tối đa cấp: Gần 700 người tiêu dùng 'kêu cứu'!

Sunrider Việt Nam chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp