Công điện của Bộ Công Thương về ứng phó với mưa, lũ, sạt lở đất và ngập úng Bộ Công Thương khảo sát, tìm hiểu hoạt động dịch vụ logistics và chuỗi cung ứng tại Bình Dương |
Kế hoạch xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hoá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương năm 2025 được ban hành kèm theo Quyết định số 1362/QĐ-BCT của Bộ Công Thương.
Mục tiêu của kế hoạch là cắt giảm, đơn giản hoá các quy định và cắt giảm chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tại các văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực thi hành tại các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật dự kiến được trình, ban hành.
Cùng với đó, kiểm soát chặt chẽ việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương; ngăn chặn việc phát sinh những quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp và gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người dân.
Trên cơ sở đó, nguyên tắc thực hiện việc cắt giảm, đơn giản hoá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương phải đảm bảo các nguyên tắc, bao gồm:
Thứ nhất, việc cắt giảm, đơn giản hoá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực thực chất, hiệu quả; đồng thời phải đảm bảo công tác quản lý nhà nước, góp phần khắc phục những sở hở, khoảng trống pháp lý trong quy định pháp luật.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hoá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh năm 2025 |
Thứ hai, việc cắt giảm, đơn giản hoá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực đảm bảo được thực hiện đồng thời trong quá trình xây dựng, tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật một cách kịp thời, hiệu quả và tăng cường, đẩy mạnh phân cấp thực hiện thủ tục hành chính.
Thứ ba, cắt giảm, đơn giản hoá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực phải được lấy ý kiến doanh nghiệp, người dân, xã hội và các đối tượng có liên quan, có lợi ích thiết thực, đồng thời không gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động, quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp, người dân.
Thứ tư, rà soát, kiến nghị, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh theo thứ tự: Bãi bỏ điều kiện kinh doanh không hợp pháp, không cần thiết, không khả thi, không rõ ràng, khó xác định, khó dự đoán và không dựa trên cơ sở khoa học rõ ràng. Đối với các điều kiện kinh doanh không phù hợp với thực tiễn thì kiến nghị bãi bỏ hoặc sửa đổi theo hướng đơn giản hoá, tạo thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ và không can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp;.
Thứ năm, kiến nghị bãi bỏ những điều kiện đầu tư kinh doanh nếu không đáp ứng được tiêu chí quản lý tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 7 của Luật Đầu tư.
Về phạm vi thực hiện, kế hoạch yêu cầu nội dung rà soát, đề xuất cắt giảm, đơn giản hoá các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh đối với lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, bao gồm: Quy định về danh mục các lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư; quy định về thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện kinh doanh; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; danh mục hàng hoá, dịch vụ nhóm 2; danh mục hành hoá thuộc diện kiểm tra chuyên ngành…
Phạm vi văn bản quy phạm pháp luật được rà soát là những luật, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ; thông tư của Bộ trưởng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, dự thảo luật, hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định, dự thảo Nghị định do Bộ Công Thương chủ trì đang trong qúa trình xây dựng có nội dung liên quan đến sửa đổi các quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh.
Xem chi tiết văn bản tại đây!