Thứ tư 04/12/2024 15:30

Bình Thuận: Hàng Việt Nam chiếm lĩnh thị trường nhờ hàng loạt giải pháp kết nối cung cầu

Thời gian qua, ngành Công Thương Bình Thuận đã triển khai nhiều giải pháp kết nối cung cầu hàng Việt Nam đến với người tiêu dùng trong tỉnh.

Đẩy mạnh tuyên truyền, đầu tư xây dựng hệ thống phân phối

Xác định công tác tuyên truyền luôn là một trong những yếu tố then chốt để đem lại thành công, thời gian qua, Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận đã thường xuyên triển khai, vận động đến toàn thể công chức, người lao động trong cơ quan tham gia hưởng ứng tích cực Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, ưu tiên mua sắm, tiêu dùng hàng hóa chất lượng có thương hiệu Việt Nam.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương /chu-de/tinh-binh-thuan.topic đã tích cực tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam” với các chương trình khuyến mại hàng Việt như: “Ngày hàng Việt”, “Tuần hàng Việt”, giới thiệu sản phẩm Việt Nam. Đồng thời tích cực triển khai việc đầu tư xây dựng hệ thống phân phối bán lẻ hàng Việt Nam.

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 138 chợ, hệ thống bán lẻ hiện đại gồm: 2 trung tâm thương mại, 2 siêu thị, 60 cửa hàng tiện lợi. Trong năm 2023, Sở Công Thương đã xây dựng 2 điểm bán hàng với tên gọi “Tự hào hàng Việt” tại huyện Hàm Tân và huyện Bắc Bình.

Theo Sở Công Thương Bình Thuận, hiện nay tỷ lệ hàng Việt tại các kênh phân phối lên đến 80-90%. Do đó, đây là kênh tiêu thụ hàng Việt hiệu quả.

Doanh nghiệp tham gia Phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn huyện Bắc Bình (Ảnh: Đ.Quốc)

Đa dạng giải pháp đưa hàng Việt về người tiêu dùng vùng khó khăn

Cùng với những giải pháp nâng cao tỷ lệ hàng Việt tại các kênh phân phối, thời gian qua, Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận đã tổ chức các phiên chợ hàng Việt về miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và hải đảo.

Đơn cử, ngày 04/9/2024, tại Trụ sở thôn Tân Bình, xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bình Thuận phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Ninh Thuận và UBND huyện Ninh Sơn tổ chức Phiên chợ hàng Việt về miền núi huyện Ninh Sơn năm 2024.

Tham gia Phiên chợ hàng Việt về miền núi huyện Ninh Sơn năm 2024 có 30 gian hàng trưng bày với các mặt hàng bày bán như: Thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu, dịch vụ viễn thông, các sản phẩm OCOP… Phiên chợ hàng Việt về miền núi huyện Ninh Sơn sẽ diễn ra từ ngày 4-6/9/2024 tại xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận).

Trước đó, từ ngày 19-21/7, Phiên chợ hàng Việt về miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc đã được tổ chức tại Nhà văn hóa xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, đạt doanh thu hơn 150 triệu đồng.

Đây là lần thứ 5 chương trình Phiên chợ hàng Việt về miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc huyện được Sở Công thương tỉnh phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức, có 16 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia với 30 gian hàng gồm các nhóm ngành hàng như: nước mắm, hải sản, giày dép, thực phẩm, nước giải khát, hóa mỹ phẩm…

Vào tháng 4/2024, Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận cũng tổ chức Phiên chợ hàng Việt tại huyện đảo Phú Quý vào. Tại huyện đảo, Phiên chợ có 20 doanh nghiệp, trong đó có 12 doanh nghiệp ngoài tỉnh và 8 doanh nghiệp trong tỉnh như Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thương mại-Dịch vụ Sài Gòn Phan Thiết (Co.opmart Phan Thiết); cơ sở sản xuất thương mại dịch vụ Bảo Long Bình Thuận; Công ty trách nhiệm hữu hạn Toàn Hương Phan Thiết; Công ty cổ phần Nước mắm Phan Thiết; Công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu nước mắm Phan Thiết-Mũi Né; hộ kinh doanh Hoa Sen; cơ sở sản xuất Tinh nghệ Đông Đan; Công ty trách nhiệm hữu hạn phân phối độc quyền Kim Quý.

Các gian hàng gồm các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho người dân tại huyện đảo như: lương thực, thực phẩm, quần áo thời trang trẻ em, người lớn và người lao động; giày dép; hoá mỹ phẩm…

Sau 3 ngày tổ chức Phiên chợ, số lượng khách đến tham quan và mua sắm với hơn 11.000 lượt người, ước đạt doanh số bán hàng hơn 1,3 tỷ đồng. Riêng Co.opmart Phan Thiết đạt doanh số bán hàng trên 200 triệu đồng.

Thời gian tới, để tiếp tục đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng, Phiên chợ từ khu vực sản xuất đến miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc sẽ được tổ chức tại huyện Tánh Linh vào quý 3. Đồng thời, phiên chợ hàng Việt về hải đảo tại huyện Phú Quý, 1 phiên chợ hàng Việt về nông thôn tại huyện Bắc Bình sẽ được tổ chức vào quý 4.

Theo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Bình Thuận, các phiên chợ hàng Việt được tổ chức là dịp để người dân ở vùng miền núi các tỉnh tiếp cận với các mặt hàng Việt Nam phong phú về chủng loại, đảm bảo về chất lượng, có giá cả hợp lý, phù hợp với thu nhập của người dân, đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội và phát triển hệ thống phân phối hàng Việt, góp phần tăng sự tin tưởng, ủng hộ của người dân đối với sản phẩm mang thương hiệu Việt, qua đó tạo động lực cho các doanh nghiệp tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, phương thức kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời gian tới

Bên cạnh đó, thông qua liên kết xúc tiến thương mại còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, người tiêu dùng và hướng đến đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, phát triển sản phẩm mới phù hợp thị trường khu vực miền núi, hải đảo.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Doanh nghiệp Thái Bình tích cực sản xuất, quảng bá hàng Việt Nam

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' có ý nghĩa sâu sắc với doanh nghiệp sản xuất

Khai mạc Lễ hội Đặc sản Việt cho Tết Việt

Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm 15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Sắp diễn ra Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Chinh phục người tiêu dùng Việt: Bài học từ những thương hiệu thời trang ‘biến mất’

Đảng bộ EVNCPC triển khai hiệu quả Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Bình Thuận đưa hàng Việt về vùng núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đà Nẵng: Lan tỏa hàng Việt gắn với du lịch - nhìn từ chợ Hàn

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường gắn với Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' giúp ‘kết nối’ sản phẩm DRC đến nhiều doanh nghiệp

Hàng Việt, thương hiệu Việt trong hành trình 'vươn vai vạn dặm'

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh