Thứ sáu 20/12/2024 18:02

Bình Thuận đưa hàng Việt về vùng núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phiên chợ hàng Việt về miền núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc huyện Tánh Linh năm 2024 sẽ có sự tham gia của 10 - 15 doanh nghiệp, với 25 - 30 gian hàng.

Chương trình phiên chợ “Đưa hàng Việt về nông thôn” được Sở Công Thương Bình Thuận phối hợp với Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh, UBND các huyện, đơn vị có liên quan và các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh từ năm 2009 đến nay đã thu hút đông người tiêu dùng đến tham quan, mua sắm.

Sở Công Thương /chu-de/tinh-binh-thuan.topic vừa xây dựng kế hoạch tổ chức Phiên chợ hàng Việt về miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc huyện Tánh Linh năm 2024 có chủ đề 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'.

Phiên chợ được tổ chức nhằm thực hiện chủ trương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động và đẩy mạnh đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, hải đảo trên địa bàn tỉnh. Qua đó, liên kết xúc tiến thương mại tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu, thị hiếu khách hàng, người tiêu dùng để phục vụ việc cải tiến, đổi mới công nghệ sản xuất.

Bình Thuận đưa hàng Việt về vùng núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: http: tuhaoviet.vn

Đồng thời, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã phù hợp với thị trường khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc cũng như phát triển sản phẩm mới. Ngoài ra, đây còn là cơ hội để doanh nghiệp tìm kiếm đối tác hướng tới mở rộng đại lý tiêu thụ hàng hóa, thiết lập kênh phân phối sản phẩm tại huyện Tánh Linh.

Dự kiến, Phiên chợ hàng Việt về miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc huyện Tánh Linh năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11/2024 tại Nhà văn hóa thôn 6 - xã Gia An, huyện Tánh Linh.

Phiên chợ hàng Việt về miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc huyện Tánh Linh năm 2024 sẽ có sự tham gia của 10 - 15 doanh nghiệp, với 25 - 30 gian hàng.

Những mặt hàng tham gia trưng bày, giới thiệu gồm các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu gồm: Lương thực, thực phẩm, đường, dầu ăn, nước mắm, nước giải khát; đồ gia dụng; quần áo thời trang trẻ em và người lớn; giày dép; hoá mỹ phẩm… Tất cả các mặt hàng được sản xuất tại Việt Nam, đảm bảo về chất lượng, nhãn hàng hóa, hạn sử dụng, công khai niêm yết giá theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, còn có các mặt hàng phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, như máy công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, phân bón, giống cây trồng…

Các phiên chợ đã đưa lượng hàng hóa phong phú, giá bán hợp lý, trong đó ưu tiên giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong tỉnh tới người tiêu dùng.

Từ Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" các doanh nghiệp đã ý thức được ý nghĩa của chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một “cơ hội vàng” để nâng cao uy tín thương hiệu đối với người tiêu dùng, đem lại cơ hội sản xuất - kinh doanh tại thị trường nội địa. Việc còn lại của các doanh nghiệp là sản phẩm, hàng hóa phải cải thiện về mẫu mã, chất lượng với công nghệ hiện đại, sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Triển khai tích cực Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Sở Công Thương Trà Vinh thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt Nam

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Hà Nội: Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích năm 2024

Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm 15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Sắp diễn ra Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Chinh phục người tiêu dùng Việt: Bài học từ những thương hiệu thời trang ‘biến mất’

Đảng bộ EVNCPC triển khai hiệu quả Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Đà Nẵng: Lan tỏa hàng Việt gắn với du lịch - nhìn từ chợ Hàn

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường gắn với Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' giúp ‘kết nối’ sản phẩm DRC đến nhiều doanh nghiệp

Hàng Việt, thương hiệu Việt trong hành trình 'vươn vai vạn dặm'

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh