Bình Dương: Sự đột phá từ thu hút đầu tư vào công nghiệp

Sau 46 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hòa chung vào sự phát triển của cả nước, Bình Dương đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, từ một tỉnh nông nghiệp có xuất phát điểm thấp trên nhiều mặt, đến nay trở thành một tỉnh công nghiệp năng động trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Động lực từ nguồn vốn FDI

Với chủ trương thu hút đầu tư nhất quán, xuyên suốt hơn 20 năm qua nhưng luôn được bổ sung, đổi mới, sáng tạo, Bình Dương đã triển khai thực hiện có hiệu quả chiến lược thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong đó, với việc duy trì và thực hiện có hiệu quả chủ trương “Trải chiếu hoa mời gọi đầu tư” và “Trải thảm đỏ mời gọi nhân tài” đã tạo cơ chế, môi trường thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào Bình Dương.

Bình Dương: Sự đột phá từ thu hút đầu tư vào công nghiệp
Dòng vốn FDI thúc đẩy công nghiệp phát triển, tạo động lực cho đô thị, dịch vụ - thương mại trên địa bàn Bình Dương cùng phát triển

Từ những năm đầu tái lập tỉnh, các khu công nghiệp (KCN) đầu tiên như Sóng Thần, Bình Đường… được xây dựng đã trở thành một trong những bước đệm để hình thành nên hàng loạt KCN trên địa bàn Bình Dương. Đến nay, Bình Dương có 48 khu, cụm công nghiệp với tổng diện tích lên đến hơn 10.000ha, chiếm 1/4 diện tích KCN toàn miền Nam, trong đó KCN VSIP 1 đã trở thành KCN kiểu mẫu tại Việt Nam. Đột phá bằng công nghiệp, Bình Dương từ một tỉnh thuần nông trở thành một trong những tỉnh công nghiệp năng động trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung.

Nhờ những chủ trương, định hướng đúng đắn, cách làm sáng tạo, linh hoạt, công tác thu hút đầu tư FDI của tỉnh Bình Dương đã thu được kết quả khá ấn tượng. Tính đến nay, có 66 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Bình Dương với gần 4.000 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 36 tỷ USD. Hiện Bình Dương đứng thứ 3 cả nước, sau TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội về thu hút vốn FDI.

Đánh giá về hiệu quả thu hút vốn FDI, ông Nguyễn Hoàng Thao - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - khẳng định, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang đóng vai trò là nguồn động lực chính thúc đẩy sự phát triển cả về kinh tế và xã hội của tỉnh. Đặc biệt, các doanh nghiệp FDI đã tham gia và thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại địa phương thông qua việc chuyển giao, đổi mới công nghệ sản xuất, góp phần tạo ra một số ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh như sản xuất, chế biến gỗ, dệt may, da giày, điện tử... Nhờ đó, ngành công nghiệp của tỉnh có điều kiện phát triển theo chiều sâu, tạo động lực cho đô thị, dịch vụ - thương mại trên địa bàn cùng phát triển.

Tạo đột phá phát triển công nghiệp

Trong thời gian tới, Bình Dương xác định công nghiệp tiếp tục là ngành chủ lực, thúc đẩy phát triển kinh tế phát triển bền vững. Do đó, Bình Dương đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp.

Bình Dương: Sự đột phá từ thu hút đầu tư vào công nghiệp
Thu hút vốn FDI tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp của Bình Dương

Đặc biệt, để sẵn sàng đón làn sóng đầu tư FDI sau đại dịch Covid-19, hiện Bình Dương đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn thiện hạ tầng các KCN theo hướng đồng bộ, hiện đại. Đồng thời nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách đủ hấp dẫn, thúc đẩy phát triển hạ tầng các KCN.

Ông Bùi Minh Trí - Trưởng ban Quản lý các KCN Bình Dương - cho biết, hiện nay, toàn tỉnh có 31 KCN, trong đó có 29 KCN đã đi vào hoạt đông với tổng diện tích 11.021ha, tỷ lệ lấp kín đạt trên 70%. Hiện các KCN đã thu hút 2.965 dự án, gồm 2.309 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 24,3 tỷ USD và 656 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 76.608 tỷ đồng. Trong đó, nhiều KCN đã trở thành thương hiệu, giúp Bình Dương thu hút được nhiều DN lớn, tập đoàn đa quốc gia đến đầu tư.

Từ nay đến năm 2025, Bình Dương đặt mục tiêu phát triển các KCN bền vững theo mô hình “3 trong 1” (KCN - khu đô thị - khu dịch vụ) với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại. Phát triển công nghiệp đã trở thành động lực để Bình Dương duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm luôn trên 9%. Riêng trong năm 2021, Ban quản lý sẽ phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư KCN, các sở ngành có liên quan thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2021. Trong đó, chú trọng đổi mới phương pháp xúc tiến đầu tư; chú trọng các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghệ sạch, kỹ thuật cao.

“Công nghiệp tiếp tục là ngành phát triển chính của tỉnh, thời gian tới, Bình Dương tiếp tục huy động mọi nguồn lực đầu tư để phát triển. Trong đó, xác định thu hút vốn FDI tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp” - Chủ tịch UBND Bình Dương khẳng định.

Có thể thấy, qua hơn 30 năm đổi mới và 24 năm tái lập tỉnh Bình Dương (1997), dòng vốn FDI đã góp phần tạo nên những đổi thay to lớn trong đời sống kinh tế -xã hội của tỉnh. Đặc biệt cơ cấu kinh tế của Bình Dương chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, bộ mặt đô thị ngày càng văn minh, hiện đại.

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp