Thứ hai 25/11/2024 07:56

Bao giờ phụ huynh “nhẹ” bớt “gánh nặng” các khoản thu phí đầu năm học mới?

Năm học mới bắt đầu với học sinh, sinh viên là niềm vui, nhưng với các bậc phụ huynh, đây lại là thời điểm bắt đầu một nỗi ám ảnh với các khoản thu phí đầu năm.

Năm nay, con tôi bắt đầu bước vào lớp 1 tại một trường Tiểu học ở TP. Hồ Chí Minh. Từ đầu tháng 8, dù các con chưa tựu trường nhưng phụ huynh đã nhận được yêu cầu phải đóng gần 500 ngàn đồng để lắp mới điều hòa, rèm cửa. Số tiền này được Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh phổ biến trong nhóm nội bộ.

Mặc dù mang tiếng khảo sát ý kiến phụ huynh về khoản đóng góp tự nguyện này, nhưng thực tế đại diện cha mẹ học sinh luôn tự hoạch định hạn cuối phải nộp là trước khai giảng. Tất nhiên, chẳng có sự lấy ý kiến nào ở đây cả, sự đồng thuận hoàn toàn là từ phía nhà trường, phụ huynh chỉ có cách làm theo. Tôi nghĩ không chỉ riêng tôi mà có thể rất nhiều phụ huynh khác cũng đặt câu hỏi rằng điều này có thật sự cần thiết không?

Đối với những gia đình khá giả hay mới có một con đi học, có đủ điều kiện kinh tế, chuyện đóng góp vài trăm nghìn đồng lắp điều hòa, rèm cửa cho con không thành vấn đề. Nhưng với những gia đình khó khăn, đây có thể xem là một gánh nặng. Thành thật mà nói, trường con tôi điều kiện cơ sở vật chất phục vụ việc học tập vẫn tốt. Chuyện lắp thêm điều hòa không phải nhu cầu thiết yếu, mà chỉ là ý kiến của một vài phụ huynh có điều kiện. Vậy cớ sao chúng tôi cũng buộc phải gồng gánh thêm những chi phí không cần thiết như vậy!

Khai giảng năm học mới cũng là lúc phu huynh đau đầu với các khoản thu

Ai cũng biết, dịch bệnh vừa hết, đời sống người lao động vẫn rất khó khăn khi vật giá ngày một leo thang dữ dội, trong khi nhiều bậc cha mẹ đang bị mất việc làm, kinh tế gia đình vô cùng khó khăn, khiến mọi sinh hoạt trong cuộc sống bị đảo lộn. Việc lo học phí đã vất vả, nay lại phải gánh thêm những khoản thu ngoài sẽ càng đè nặng lên đôi vai của các gia đình có thu nhập thấp.

Vào đầu năm học, phụ huynh chưa hết đau đầu vì tiền mua sách vở, đồng phục, học thêm... cho con thì lại phải xoay tiền lắp điều hòa, máy chiếu, thậm chí gánh luôn khoản sơn, sửa lớp học... Cũng giống như tôi, nhiều bậc phụ huynh vẫn đứng ngồi không yên vì những khoản thu "tự nguyện", "thỏa thuận" này tính ra còn nhiều hơn cả tiền học phí.

Mới đây, Sở Giáo dục và đào tạo TP. Hồ Chí Minh cho biết, sẽ miễn, giảm học phí, khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đây là một phần chia sẻ gánh nặng cho mỗi gia đình hiện tại, rất đáng hoan nghênh. Thế nhưng, tại sao một số trường vẫn cùng một số phụ huynh có điều kiện trong chi hội phụ huynh để đưa ra những ý tưởng không cần thiết.

Bước vào năm học mới, nhiều gia đình đang phải gồng mình để có đủ tiền lo cho con đến lớp với bao khoản chi tiêu, đóng góp. Năm học mới2023-2024, phụ huynh lẫn thầy cô có rất nhiều nỗi lo mới liên quan đến việc dạy và học. Học phí tăng, thiếu giáo viên, cơ sở vật chất nhiều nơi chưa đảm bảo, giá cả leo thang, sinh hoạt phí tăng, thu nhập của bố mẹ dẫu có được tăng một chút cũng không đáng kể so với mức độ leo thang của giá cả.

Có thể nói, năm học mới bắt đầu, với các em học sinh, sinh viên, đó sẽ là niềm vui khi được gặp lại bạn bè, thầy cô. Nhưng đối với các bậc phụ huynh, đây lại là thời điểm bắt đầu một nỗi ám ảnh về tiền bạc với một danh sách dài rất nhiều khoản phải chi chờ đợi sẵn.

Mỗi dịp đầu năm học, đâu đâu cũng nhắc nhiều đến chuyện "lạm thu". Bài ca "khổ lắm, biết rồi, nói mãi", nhưng loay hoay nhiều năm vẫn chưa thấy lối ra. Rõ ràng, các khoản phí này luôn nằm trong vỏ bọc mang tên xã hội hóa giáo dục, từ vài trăm đến cả triệu đồng.

Gánh nặng đầu năm học mới là nỗi lo thường niên của các bậc phụ huynh có con em đang độ tuổi đến trường. Năm học mới đã bắt đầu, nhưng những nỗi lo cũ vẫn chồng chất trên vai phụ huynh, và không biết bao giờ phụ huynh “nhẹ” bớt “gánh nặng” các khoản thu phí đầu năm học mới?

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: khai giảng năm học mới

Tin cùng chuyên mục

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Hành vi thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Cần làm gì để không tái diễn?

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'

Phụ huynh học sinh cần làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông cho con em?

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ