Lạm thu đầu năm học: Câu chuyện bàn tán từ công sở ra đến tận góc chợ

Cứ mỗi dịp đầu năm học mới, câu chuyện lạm thu từ các khoản xã hội hóa, thu tự nguyện lại trở thành đề tài được bàn tán xôn xao từ công sở ra đến tận góc chợ.
Quảng Trị: Cấm lợi dụng hội phụ huynh để thu các khoản ngoài quy định Cần "liều thuốc đặc trị" căn bệnh lạm thu gây nhức nhối trong ngành giáo dục

Xã hội hóa và lạm thu: Ranh giới mong manh

Bước vào năm học mới, cả nước lại phấn khởi, vui mừng chào ngày khai giảng, các em học sinh, đặc biệt là cấp tiểu học được đến trường với cờ đỏ sao vàng trên tay, cùng được nghe tiếng trống khai giảng đầy thiêng liêng. Tất cả cùng hướng đến mục tiêu chăm lo cho "tương lai của đất nước".

Thế nhưng ngoài niềm vui chung đó, nhiều bậc phụ huynh vẫn còn “canh cánh” với nỗi lo, gánh nặng mang tên “xã hội hóa”, “đóng góp tự nguyện”, “thu tự nguyện”... Câu chuyện này được bàn tán xôn xao, từ nơi công sở ra đến tận góc chợ. Và chắc hẳn rằng, ai đã là phụ huynh cũng đã từng ít nhất một lần tham gia câu chuyện này.

lạm thu
Nhiều phụ huynh phải "còng lưng" gánh các khoản thu. Tranh: Phùng Bản

Xã hội hóa nói chung và xã hội hóa giáo dục là một chủ trương, tinh thần tốt đẹp, được hiểu một cách dân dã là huy động nguồn lực tài chính của toàn xã hội phục vụ cho công tác giáo dục. Mà cụ thể ở đây là huy động từ chính các bậc phụ huynh đóng góp tiền của, vật chất cùng nhau xây dựng ngôi trường của con em mình đang theo học.

Tinh thần tốt đẹp là vậy, thế nhưng có một bộ phận không nhỏ vì thiếu hiểu biết, hoặc thừa hiểu biết nhưng vẫn cố tình làm méo mó, lợi dụng chủ trương trên rồi “biến tướng” phục vụ mục đích cá nhân, một phần có động cơ trục lợi, làm xấu hình ảnh của ngành giáo dục, đến mức người dân thường gọi là “lạm thu”.

Trong nhiều năm gần đây, cứ sau đợt khai giảng là trên mạng xã hội, trên các diễn đàn lại nóng câu chuyện trên, báo chí cũng đã tốn nhiều giấy mực và góp phần lớn trong việc phanh phui, dẹp vấn nạn trên.

Tại tỉnh Đồng Nai, một phụ huynh tại trường TH-THCS-THPT Hồng Bàng, huyện Xuân Lộc đã bức xúc khi bị yêu cầu đóng khoản phí “bảo trì tivi” 100.000 đồng/học sinh. Điều này gây ra tranh cãi do tivi là tài sản của nhà trường và đã có chế độ bảo hành.

Vị phụ huynh chia sẻ rằng, họ đồng ý đóng góp để nâng cao chất lượng giáo dục, nhưng cho rằng khoản phí này là không hợp lý. Nhà trường giải thích rằng họ vừa thay thế tivi cũ bằng tivi thông minh và hứa sẽ xem xét lại vấn đề. Kết quả, trường TH-THCS-THPT Hồng Bàng đã thông báo ngừng thu khoản phí này cho năm học 2024-2025.

Tại Trường Tiểu học Hồng Hà, quận Bình Thạnh, TP. HCM, một lớp học đã thu tới 310 triệu đồng cho các khoản như sửa phòng học, sơn bàn ghế, lắp Internet, và các chi phí văn nghệ, với nhiều khoản được đánh giá là “lạ đời”. Sau khi vụ việc được công khai, phòng giáo dục quận chỉ ra rằng hầu hết các khoản thu là sai quy định và nhà trường đã phải hoàn trả số tiền đó cho phụ huynh.

lạm thu
Ranh giới giữa lạm thu và xã hội hóa đầu năm học là rất mong manh. Ảnh: Khánh Linh

Hay như tại Thanh Hóa, nhiều phụ huynh Trường Tiểu học Hải Thượng (thị xã Nghi Sơn) cảm thấy hoang mang khi được cô giáo chủ nhiệm thông báo về nhiều khoản thu đầu năm học tại buổi họp phụ huynh ngày 14/9 vừa qua. Các phụ huynh đã phát hoảng với hàng loạt các khoản thu, cộng với số tiền cần đóng dịp đầu năm mới là lên tới gần 5 triệu đồng. Ngoài những khoản theo quy định, còn có những khoản thu dịch vụ và tự nguyện và có nhiều khoản không hợp lý.

Dẹp nạn lạm thu: Nói thì dễ, làm thì khó

Để công khai, minh bạch, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong nhà trường và phụ huynh, cũng như để đảm bảo đúng các quy định của pháp luật, chính quyền địa phương, ngành giáo dục các tỉnh, thành phố, huyện thị đều ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chi tiết từng khoản thu, mức thu, cách thức thu vào đầu năm học mới, trong đó có cả khoản xã hội hóa.

Và dĩ nhiên, xã hội hóa phải dựa trên tinh thần tự nguyện, đồng thuận, dựa vào nhu cầu thực tế của từng đơn vị; dựa vào tình hình kinh tế - xã hội của từng địa phương, từng gia đình và căn cứ vào giá cả thực tế trên thị trường.

Thế nhưng khi triển khai đến từng trường, vẫn còn đâu đó bệnh thành tích, không đặt mục tiêu phục vụ nhu cầu học tập thiết thực của học sinh lên hàng đầu mà chỉ “sĩ diện hão” để rồi “lách luật, biến tướng” các khoản thu, một bộ phận nhỏ còn có mục đích trục lợi cá nhân dẫn đến lạm thu.

Và trên thực tế, nhiều phụ huynh đều bức xúc, phản đối với những khoản thu phi lý, bị “đội giá” kể trên nhưng vì tâm lý e ngại, cả nể, ngại va chạm, sợ con bị trù dập…, mọi việc lại dần rơi vào im lặng. Báo chí cũng rất khó khăn mới có thể đưa vấn đề trên ra công chúng, từ đó các cơ quan chức năng mới vào cuộc xác minh, xử lý.

lạm thu
Đừng để xã hội hóa biến thành lạm thu. Tranh: Khều

Tại tỉnh Thanh Hóa, cứ mỗi đầu năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh này đều có văn bản chỉ đạo, yêu cầu các cơ sở giáo dục trên địa bàn nghiêm túc chấn chỉnh việc thu học phí, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lạm thu đầu năm học.

Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa yêu cầu các nhà trường thực hiện công khai về cam kết chất lượng giáo dục và đào tạo, các điều kiện đảm bảo chất lượng và thu chi tài chính theo Thông tư số 09/2024/TT BGDĐT ngày 3/6/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; UBND huyện, thị xã, thành phố; thủ trưởng các đơn vị trực thuộc thường xuyên kiểm tra, giám sát và có trách nhiệm giải trình với người học và xã hội về các mức thu, khoản thu của cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lạm thu.

Để có thể xử lý triệt để vấn nạn lạm thu, cần sự vào cuộc của nhiều ngành chức năng, của toàn xã hội; cần sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ của chính quyền, ngành giáo dục các cấp; cần trong sáng, công tâm của những người đứng đầu các cơ sở giáo dục và cần cả sự lên tiếng mạnh mẽ của các bậc phụ huynh, người dân để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Bên cạnh đó cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn, trong đó nêu cao vai trò của hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm. Đồng thời có các hình thức kỷ luật thật nghiêm khắc nếu vi phạm, không chỉ dừng lại ở việc trả lại tiền rồi tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm qua loa như những năm qua.

Lý thuyết là vậy, nhưng trên thực tế tình trạng lạm thu vẫn còn âm ỉ tại các cơ sở giáo dục nhiều năm qua và vẫn chưa có hồi kết.

Quốc Huy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: xã hội hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thế hệ GenZ: Tự do tài chính hay ảo tưởng làm giàu?

Thế hệ GenZ: Tự do tài chính hay ảo tưởng làm giàu?

"Làm giàu không khó" là khẩu hiệu khiến thế hệ Gen Z bị cuốn vào cơn sốt ảo tưởng tự do tài chính, tác động tiêu cực đến văn hóa làm việc và xã hội nói chung.
Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 12 châu Á

Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 12 châu Á

Các nỗ lực hội nhập kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút vốn FDI góp phần củng cố vị thế Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 12 châu Á.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Đón ‘sóng’ dịch chuyển chuỗi cung ứng

Kiểm soát thương mại chiến lược: Đón ‘sóng’ dịch chuyển chuỗi cung ứng

Theo các chuyên gia, Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược sẽ giúp Việt Nam tận dụng hiệu quả các cơ hội từ “làn sóng” dịch chuyển chuỗi cung ứng.

'Binh đoàn nick ảo tung hô ‘Sự nghiệp chướng’ và 'phản pháo' sự phê phán: Ai là trùm cuối?

Một kịch bản ‘lạ thường’ khi xuất hiện làn sóng tẩy chay ngược, đe dọa truyền thông chính thống để tung hô ‘Sự nghiệp chướng’. Đây là tự phát hay có chỉ đạo?
Tổ quốc bị xúc phạm bởi

Tổ quốc bị xúc phạm bởi 'Sự nghiệp chướng' và cái gọi là âm nhạc!

Giữa bản hùng ca dân tộc, vang lên tiếng kèn lạc loài. Tổ quốc bị phỉ báng bởi một “sự nghiệp chướng” đội lốt nghệ thuật, cất giọng như ruồi nhặng

Tin cùng chuyên mục

Bộ đội Việt Nam: Hành trình nhân ái và sứ mệnh cứu trợ ở Myanmar

Bộ đội Việt Nam: Hành trình nhân ái và sứ mệnh cứu trợ ở Myanmar

Vượt ngàn cây số, Bộ đội Việt Nam đã mang ngọn lửa nhân ái đến cứu trợ ở Myanmar, viết tiếp bản anh hùng ca về tình đoàn kết và trách nhiệm quốc tế.
Chọn KOL cho sự kiện: Hút khách hay chiêu trò ‘câu view’?

Chọn KOL cho sự kiện: Hút khách hay chiêu trò ‘câu view’?

Khi chọn những KOL cho sự kiện nổi lên nhờ chiêu trò thay vì chất lượng nội dung, sự kiện dễ biến thành công cụ ‘câu view’, tác động xấu đến giới trẻ...
Công trình trọng điểm: Cần đánh giá rủi ro động đất và sóng thần

Công trình trọng điểm: Cần đánh giá rủi ro động đất và sóng thần

Theo GS Trần Tuấn Anh, những công trình quan trọng như điện hạt nhân, đường sắt tốc độ cao, thủy điện,… cần có khảo sát đặc biệt về động đất và sóng thần.
Danh tiếng Phạm Thoại không thể sống bằng sự mập mờ

Danh tiếng Phạm Thoại không thể sống bằng sự mập mờ

Phạm Thoại không thể im lặng mãi. Từ thiện không miễn trừ trách nhiệm. Khi lòng tốt bị lạm dụng, hậu quả là niềm tin đổ vỡ.
Đừng để trường nội trú trở thành

Đừng để trường nội trú trở thành 'vết đen' của ngành giáo dục Thanh Hóa

Đã đến lúc chấm dứt sai phạm tại các trường dân tộc nội trú tại Thanh Hóa, đừng để những ngôi trường này trở thành 'vết đen' của ngành giáo dục địa phương.
Đoàn cứu hộ Việt Nam chi viện Myanmar: Thắp sáng tình hữu nghị

Đoàn cứu hộ Việt Nam chi viện Myanmar: Thắp sáng tình hữu nghị

Kế thừa lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tinh thần đoàn kết quốc tế, đoàn cứu hộ đến Myanmar đang là biểu tượng về lòng nhân ái của con người Việt Nam.
Pháo, ViruSs và cuộc chơi

Pháo, ViruSs và cuộc chơi 'truyền thông bẩn' qua 'Sự nghiệp chướng'

“Sự nghiệp chướng” đã phơi bày chiến lược 'truyền thông bẩn' ẩn chứa trong mối quan hệ giữa Pháo và ViruSs khi dẫn dắt giới trẻ đến vụ livestream đấu tố.
Vụ ViruSs - Pháo:Triệu người thức trắng với sự lệch chuẩn cần stop ngay!

Vụ ViruSs - Pháo:Triệu người thức trắng với sự lệch chuẩn cần stop ngay!

Một triệu người thức trắng vì một câu chuyện tào lao của một cặp đôi “nổi tiếng” là cảnh báo đau lòng nhất về hệ giá trị đang lung lay.
Kẻ vạch, thu tiền, báo lỗ: Khó thế cũng làm được!

Kẻ vạch, thu tiền, báo lỗ: Khó thế cũng làm được!

Lòng đường có sẵn, chỉ kẻ vạch, xe vào là thu tiền, nhưng sau 4 năm báo lỗ tới 2,2 tỷ đồng. Nghịch lý kinh tế tưởng đùa ấy đang diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.
Dùng xe cấp cứu quảng cáo phim: Sự phản cảm không thể chấp nhận

Dùng xe cấp cứu quảng cáo phim: Sự phản cảm không thể chấp nhận

Vụ việc xe cứu thương được sử dụng để quảng bá phim là một hành vi thiếu tôn trọng đối với những người làm trong ngành y và cần phải được xử lý nghiêm.
“Bình dân học vụ số”: Truyền cảm hứng cho cả đất nước

“Bình dân học vụ số”: Truyền cảm hứng cho cả đất nước

Từ “Bình dân học vụ” của 80 năm trước, phong trào “Bình dân học vụ số” được kỳ vọng là cầu nối giữa hiện tại với tương lai và xây dựng xã hội học tập suốt đời.
Phẫn nộ việc dùng bạo lực giải quyết mâu thuẫn

Phẫn nộ việc dùng bạo lực giải quyết mâu thuẫn

Vụ việc hành hung thai phụ và người thân tại khu vui chơi trẻ em ở Đồng Nai đang gây phẫn nộ vì dùng bạo lực giải quyết mâu thuẫn.
Vĩnh Phúc - ngày dòng sông đã hoà cùng đại dương

Vĩnh Phúc - ngày dòng sông đã hoà cùng đại dương

Vĩnh Phúc sáp nhập, như dòng sông hòa vào đại dương, mở rộng không gian phát triển, khai phóng tiềm năng, kiến tạo tương lai to đẹp, đàng hoàng hơn.
Cuộc đua vào lớp 10 công lập ‘nóng’ lên từng ngày

Cuộc đua vào lớp 10 công lập ‘nóng’ lên từng ngày

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa, kỳ tuyển sinh lớp 10 diễn ra, cuộc đua ngày một ‘nóng’ khi dự báo Hà Nội có khoảng 48.000 học sinh không có suất học trường công lập.
‘Phong sát’ KOLs lừa dối: Dẹp đám ‘kẹo rau, tôm rồng’ làm méo mó thương mại điện tử!

‘Phong sát’ KOLs lừa dối: Dẹp đám ‘kẹo rau, tôm rồng’ làm méo mó thương mại điện tử!

Mức phạt ‘nhẹ hều’ chưa đủ răn đe các “chiến thần” lừa dối, làm méo mó thương mại điện tử- vũ khí để thị trường nội địa tăng 2 con số như Tổng Bí thư kỳ vọng!
Cái gật đầu ‘bảo kê’ cát tặc và bài học đau xót về tha hoá quyền lực

Cái gật đầu ‘bảo kê’ cát tặc và bài học đau xót về tha hoá quyền lực

Cái gật đầu của cựu Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đã nhận “lại quả” 300 nghìn USD từ doanh nghiệp, nhưng làm thiệt hại cho ngân sách nhà nước gần 300 tỷ đồng.
Sáp nhập tỉnh: Yêu cầu thúc bách xây dựng nền tảng số, công chức số

Sáp nhập tỉnh: Yêu cầu thúc bách xây dựng nền tảng số, công chức số

Chuyển đổi số nhanh, toàn diện, đặc biệt là xây dựng nền tảng số, công chức số sẽ “xóa” đi khoảng cách địa lý khi thực hiện sáp nhập tỉnh.
Bài học gì từ những

Bài học gì từ những 'phốt' của Quang Linh Vlog, Kím Soo Hyun?

Những vụ việc lùm xùm gần đây của Quang Linh Vlog, Kim Soo Hyun đã trực tiếp ảnh hưởng và có nguy cơ đưa giới trẻ đi đến những nhận thức sai lầm.
Từ phát biểu của Tổng Bí thư, bàn về kinh tế dữ liệu

Từ phát biểu của Tổng Bí thư, bàn về kinh tế dữ liệu

Việt Nam đang bước vào thời kỳ bình minh của kỷ nguyên số và dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế số.
Hiệp hội Dữ liệu quốc gia:

Hiệp hội Dữ liệu quốc gia: 'Ngọn cờ tiên phong' thực hiện Nghị quyết 57

Hiệp hội Dữ liệu quốc gia vừa ra mắt tại Hà Nội với kỳ vọng tạo sức bật và nền tảng mới cho đổi mới sáng tạo quốc gia trong kỷ nguyên mới.
Mobile VerionPhiên bản di động