Thứ ba 19/11/2024 14:38

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2020: Kho thông tin hữu ích cho doanh nghiệp

Sau 5 năm xuất bản, Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam đã trở thành kho thông tin hữu ích cho doanh nghiệp, cung cấp những thông tin chính thống về hoạt động xuất nhập khẩu như thị trường, mặt hàng, các hiệp định thương mại tự do… giúp doanh nghiệp có được một kho thông tin hữu ích phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu của mình.

Tiếp nối những kết quả đạt được từ Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2016, 2017, 2018, 2019 và tiếp tục thực hiện Kế hoạch của ngành Công Thương triển khai Chương trình hành động thực hiện Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hóa định hướng đến năm 2030, triển khai Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Báo Công Thương xây dựng Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2020.

Năm 2020 được đánh giá là một năm nhiều khó khăn cho nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng bởi những tác động của dịch Covid-19. Kết thúc năm 2020, Việt Nam đã đạt được “mục tiêu kép”, vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, vừa quyết liệt phòng, chống dịch Covid-19. Trong đó, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Năm 2020, tổng trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước vượt sâu mốc 500 tỷ USD, đạt 545,4 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2019. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 282,66 tỷ USD, tăng 7,0% so với năm 2019 và tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 262,7 tỷ USD, tăng 3,7% so với năm 2019. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu vẫn duy trì mức tăng 7% so với năm trước, bằng đúng chỉ tiêu được Quốc hội giao cho Chính phủ trong năm 2020. Đây là kết quả rất tích cực nếu xét đến trong 2 quý đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng ở mức 0,2% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu xét đến các nền kinh tế lớn và các nước trong khu vực, mức tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam đạt 7% là vượt trội, cụ thể: Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, xuất khẩu của Trung Quốc năm 2020 đạt 2.590 tỷ USD, tăng 3,6% so với năm trước; theo số liệu của WTO (truy cập ngày 26 tháng 02 năm 2021), xuất khẩu của Nhật Bản giảm 9,1% so với năm trước, của Hàn Quốc giảm 5,4%, của Ấn Độ giảm 14,8%, của Singapore giảm 7,2%, của Thái Lan giảm 6,0%, của Indonesia giảm 2,3% và của Malaysia giảm 1,7%. Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu duy trì tăng trưởng dương cho thấy sự cố gắng của Chính phủ, các Bộ, ngành trong việc xây dựng các giải pháp ứng phó với tình huống đại dịch Covid-19, đảm bảo tăng trưởng trong khi giữ được hiệu quả của công tác phòng chống dịch, đồng thời cho thấy một phần lớn do nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp. Có thể nói Covid-19 như một “liều thuốc thử hạng nặng” với nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng. Và những kết quả đạt được trong năm 2020 chứng tỏ sức chống chịu của hoạt động xuất nhập khẩu trước những tác động tiêu cực, toàn diện mà dịch Covid-19 gây ra là vô cùng ấn tượng. Đây là nền tảng vững chắc để hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục phát huy trong những năm tới.

Hoạt động ngoại thương đóng vai trò quan trọng nền kinh tế nước ta những năm qua. Do đó, những thông tin rõ ràng, có hệ thống và minh bạch là vấn đề được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách rất quan tâm và được đặt ra trong những năm gần đây. Việc công bố thông tin kịp thời và đáng tin cậy cho phép những người sử dụng thông tin đó có thể dự báo, đánh giá về tình hình và hiệu quả các hoạt động diễn ra trong nền kinh tế đất nước.

Thời gian qua, ngành Công Thương đã có những bước phát triển trong việc cung cấp thông tin. Việc xử lý, truyền tải và cung cấp thông tin của Bộ đã được quan tâm và trở thành một phần trong công tác điều hành. Để tiếp tục phát huy thành quả đạt được, việc xây dựng bản báo cáo thường niên hoạt động xuất nhập khẩu đầy đủ và có hệ thống về các số liệu cùng những dự báo, phân tích và nhận định sẽ có tác động tích cực đến các quyết định của những chủ thể tham gia trong hoạt động xuất nhập khẩu, qua đó giúp cho các doanh nghiệp phát triển ổn định và giảm thiểu những rủi ro.

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam là tài liệu chính thức của Bộ Công Thương về tình hình xuất nhập khẩu của từng nhóm mặt hàng, thị trường và công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu cùng những phân tích và dự báo cho thời kỳ tiếp theo. Báo cáo Xuất nhập khẩu cung cấp thông tin minh bạch, có hệ thống, được các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức nghiên cứu và đào tạo quan tâm, tín nhiệm và đánh giá cao.

Xem toàn bộ Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2020 tại đây.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Tin cùng chuyên mục

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

'Rộng cửa' xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile