Gỡ nút thắt điện khí để "điện đi trước một bước"

Bài 5: Từ dự án đầu tiên hướng đến hiện thực hóa mục tiêu 22.400 MW nhiệt điện LNG

Dự án LNG đầu tiên tại Việt Nam - Kho LNG 1 triệu tấn Thị Vải sắp khánh thành và vận hành tháng 10 này, mở ra lĩnh vực mới cho ngành công nghiệp khí Việt Nam.
Bài 1: Nhận diện vai trò “trụ đỡ” của điện khí Bài 2: Hiệu quả điện khí - Góc nhìn từ thực tiễn Bài 3: Bức tranh ngành điện Việt Nam năm 2030 nhìn từ Quy hoạch điện VIII Bài 4: Vì sao các dự án nhà máy điện khí LNG lại chậm tiến độ, chưa triển khai?

Thành công của dự án sẽ đóng vai trò quan trọng cho việc mở đường, thúc đẩy các dự án tiếp theo trong lĩnh vực này, hướng tới hiện thực hóa mục tiêu về LNG trong chiến lược năng lượng quốc gia, góp phần thực hiện cam kết đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

Sẵn sàng đưa LNG ra thị trường

Chuỗi dự án Kho cảng LNG Thị Vải được chính thức khởi công vào ngày 28/10/2019, trải qua quá trình xây dựng với nhiều thử thách, toàn bộ chuỗi dự án đã được hoàn thiện và đưa vào chạy thử từ ngày 10/7/2023, hoàn thành công tác chạy thử các quá trình chính vào ngày 30/7/2023, dự kiến sẽ khánh thành và đưa vào vận hành chính thức trong tháng 10 này.

Hệ thống Kho cảng LNG Thị Vải hiện là tổ hợp LNG lớn nhất Việt Nam. “Trái tim” của hệ thống chính là Kho chứa LNG hoàn thành giai đoạn 1 có sức chứa 180.000m3 LNG, với công suất qua kho là 1 triệu tấn LNG/năm; giai đoạn 2 hiện đang được triển khai để nâng công suất lên 3 triệu tấn LNG/năm. Bên cạnh đó còn có, cảng nhập LNG có khả năng tiếp nhận tàu LNG trọng tải đến 100.000 tấn, trạm xuất LNG bằng xe bồn, đường ống dẫn khí LNG Thị Vải - Phú Mỹ, trạm giảm áp Thị Vải...

Kho cảng LNG Thị Vải
Kho cảng LNG Thị Vải

Hệ thống kho cảng LNG Thị Vải sẽ là mắt xích quan trọng trong việc cung cấp khí tái hóa, đảm bảo duy trì cung cấp khí cho các khách hàng hiện hữu và các dự án nhà máy điện mới theo “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2035” đã được Thủ tướng phê duyệt. Dự kiến, kho cảng LNG Thị Vải sẽ bổ sung nguồn cung khoảng 1,4 tỷ m3 khí cấp cho các khách hàng tiêu thụ và bù đắp một phần cho lượng khí thiếu hụt trong nước sau năm 2023.

Lãnh đạo PV GAS cho biết, quá trình chạy thử kho LNG Thị Vải 1 triệu tấn đạt được mọi tiêu chí, yêu cầu đề ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị; hoàn thành trước kế hoạch gần 3 ngày; việc tiếp nhận LNG từ chuyến tàu nhập LNG đầu tiên đến Việt Nam cũng “về đích sớm” trước 2 ngày; lượng khí xả đốt để làm sạch bồn và đường ống chỉ hơn 30% so với lượng xả đốt theo kế hoạch… Kết quả này đã chứng tỏ chuỗi dự án được triển khai, thi công chuẩn chỉnh, đạt mọi thông số về chất lượng, an toàn và tiết kiệm chi phí, sẵn sàng đi vào hoạt động.

Đối với nhu cầu LNG, đến năm 2030 để đáp ứng cho 13 dự án nhiệt điện LNG với tổng công suất đạt 22.400 MW theo Quy hoạch điện VIII cần tổng công suất kho chứa có thể cung cấp được khoảng 15 – 18 triệu tấn LNG/năm.

Tuy nhiên, để đảm bảo thành công dự án, giai đoạn tiếp theo rất cần chính sách để thúc đẩy việc đưa LNG ra thị trường, với mục tiêu không chỉ là cung cấp cho các khách hàng công nghiệp, nhà máy điện khí LNG hình thành trong tương lai mà cho các nhà máy điện khí hiện hữu trong bối cảnh nguồn khí nội địa đang bị thiếu hụt do suy giảm nhanh chóng qua từng năm trong khi kế hoạch phát triển các nguồn khí mới chậm hơn dự kiến.

Tổng quan từ năm 2015 đến nay, sản lượng khí cấp khí cho điện đạt cao nhất là 8,8 tỷ m3/năm, trong đó khu vực Đông Nam bộ là 7,3 tỷ m3/năm và Tây Nam bộ là 1,5 tỷ m3/năm. Tuy nhiên, nguồn khí nội địa cho sản xuất điện đang suy giảm mạnh, năm 2023 khí cấp cho sản xuất điện khu vực Đông Nam bộ còn khoảng 4,3 tỷ m3/năm vầ Tây Nam bộ còn khoảng 1,4 tỷ m3/năm. Dự báo đến năm 2030 khí cấp cho sản xuất điện khu vực Đông Nam bộ chỉ còn khoảng 1 tỷ m3/năm và Tây Nam bộ chỉ còn khoảng 0,6 tỷ m3/năm.

Thực hiện mục tiêu 22.400 MW nhiệt điện LNG đến năm 2030?

Theo Quy hoạch điện VIII, cơ cấu nguồn điện khí trong nước và LNG đến năm 2030 sẽ đạt 37.330 MW, tương ứng 24,8% tổng công suất nguồn điện, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn điện (trong đó nhiệt điện khí trong nước là 14.930 MW, chiếm 9,9% và nhiệt điện LNG là 22.400 MW, chiếm 14,9%).

Với cơ cấu như trên cùng với định hướng đến năm 2050 không còn sử dụng than cho phát điện thì vai trò chạy nền của các nhà máy điện khí trong hệ thống điện là điều tất yếu vì là nguồn điện duy nhất không bị ảnh hưởng bởi thời tiết so với thủy điện, điện gió và điện mặt trời. Ngoài ra, lợi thế của các nhà máy điện khí là tính sẵn sàng cao, công suất lớn với dải điều chỉnh rộng, thời gian đáp ứng nhanh, giảm thiểu phát thải khí nhà kính, cũng như giảm thiểu khí gây ô nhiễm. Do đó, việc đưa LNG vào sử dụng còn phù hợp với cam kết của Chính phủ tại COP26 và xu hướng sử dụng nhiên liệu giảm phát thải.

Tuy nhiên, để đảm bảo thành công của dự án LNG đầu tiên, cũng như hướng tới hiện thực hóa các mục tiêu điện khí LNG trong Quy hoạch điện VIII là một vấn đề thách thức, đặc biệt đầu tiên là các cơ chế chính sách để đưa được nguồn LNG ra thị trường, cung cấp cho các nhà máy điện, đảm bảo hiệu quả đầu tư. Để làm được điều này cần có những cơ chế, quy định cho việc định giá và tiêu thụ khối lượng LNG nhập khẩu của các nhà máy điện trong nước.

Bà Nguyễn Thị Thanh Bình – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T nhận định, mục tiêu của Quy hoạch điện VIII đạt 22.400 MW điện khí LNG vào năm 2030 là một thách thức rất lớn về tiến độ, đặc biệt là công việc đàm phán hợp đồng mua bán điện. Hiện các nhà máy đều mong muốn có một tỉ lệ cam kết về sản lượng điện hợp đồng ở mức hợp lý để phù hợp với khả năng huy động vốn cho thực hiện dự án và thu hồi được chi phí đầu tư.

Tổng Giám đốc PV GAS Phạm Văn Phong cho biết, vấn đề vướng mắc liên quan đến cơ chế mua khí thiên nhiên hóa lỏng LNG, cơ chế cấp LNG cho khách hàng điện hết sức khó khăn, tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh sản phẩm mới này, cũng như tạo ra các rủi ro cho các dự án điện, khí LNG.

Công trường Dự án Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và 4
Công trường Dự án Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và 4

Để việc triển khai nhập khẩu LNG sản xuất điện đáp ứng nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế đất nước thì các chính sách cho ngành công nghiệp LNG cần hết sức quan tâm, định hướng đồng bộ và xuyên suốt bao gồm phát triển hạ tầng LNG, cơ chế chuyển ngang giá khí LNG tái hóa từ hợp đồng mua bán khí sang hợp đồng mua bán điện, phê duyệt cước phí qua kho và đường ống đưa LNG đến nhà máy điện, nguyên tắc phân bổ LNG đến nhà máy điện, nguyên tắc phân bổ LNG nhập khẩu cùng với các nguồn khí nội địa cho các nhà máy điện.

Đối với nhu cầu LNG, đến năm 2030 để đáp ứng cho 13 dự án nhiệt điện LNG với tổng công suất đạt 22.400 MW theo Quy hoạch điện VIII cần tổng công suất kho chứa có thể cung cấp được khoảng 15 – 18 triệu tấn LNG/năm, trong khi đó hiện nay chỉ duy nhất dự án kho chứa LNG tại Thị Vải với công suất 1 triệu tấn LNG/năm được đưa vào vận hành và đang triển khai giai đoạn 2 nâng công suất. Thực tế triển khai dự án kho chứa LNG tại Thị Vải cho thấy cần rất nhiều thời gian và nguồn lực để giải quyết và vượt qua những khó khăn về kinh tế, kỹ thuật của dự án, đặc biệt là một dự án tiên phong, các khung pháp lý về kỹ thuật, cơ chế chính sách còn chưa hoàn thiện.

Theo thông tin sơ bộ, để cung cấp khí LNG tái hóa cho các nhà máy điện LNG theo quy hoạch điện VIII, các chủ đầu tư chủ yếu dự kiến sẽ hợp tác đầu tư, xây dựng các kho cảng LNG riêng biệt, gắn liền với dự án điện. Các chuyên gia cho rằng, việc này sẽ dẫn đến công tác đầu tư các kho cảng LNG rời rạc, phân tán nguồn lực xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích tổng thể quốc gia và khả năng chậm tiến độ khi triển khai các dự án kho cảng LNG với số lượng lớn; do đó, cần thiết xem xét triển khai các kho LNG theo mô hình kho cảng LNG trung tâm, cung cấp cho các nhà máy điện vệ tinh. Đây được cho sẽ là phương án tối ưu về chi phí cho tất cả các khâu bao gồm mua nguồn LNG, đầu tư hạ tầng, phân phối và truyền tải, góp phần giảm giá thành sản xuất điện, tận dụng tối ưu tài nguyên diện tích cảng biển và mặt nước cho các mục đích khai thác và phát triển kinh tế khác.

Chính sách cho ngành công nghiệp LNG cần hết sức quan tâm, định hướng đồng bộ và xuyên suốt bao gồm phát triển hạ tầng LNG, cơ chế chuyển ngang giá khí LNG tái hóa từ hợp đồng mua bán khí sang hợp đồng mua bán điện, phê duyệt cước phí qua kho và đường ống đưa LNG đến nhà máy điện, nguyên tắc phân bổ LNG đến nhà máy điện, nguyên tắc phân bổ LNG nhập khẩu cùng với các nguồn khí nội địa cho các nhà máy điện.

Mai Phương

Bài 6: Đa dạng hóa nguồn điện để bảo đảm an ninh năng lượng

petrovietnam.petrotimes.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kho cảng LNG Thị Vải

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TS Nguyễn Anh Tuấn: Điện mặt trời mái nhà thậm chí có thể phải trả tiền khi nối lưới

TS Nguyễn Anh Tuấn: Điện mặt trời mái nhà thậm chí có thể phải trả tiền khi nối lưới

Theo nhận định từ chuyên gia, chính sách ghi nhận sản lượng có thể được thay đổi điều tiết hợp lý để khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.
Khoảng cách và độ sâu bao nhiêu thì được xác định là một dự án điện gió ngoài khơi?

Khoảng cách và độ sâu bao nhiêu thì được xác định là một dự án điện gió ngoài khơi?

Chiều 3/5 hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) tiếp tục diễn ra với chuyên đề "Phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới".
Nhiều ý kiến góp ý xây dựng dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Nhiều ý kiến góp ý xây dựng dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) với nhiều nội dung mới, phù hợp với xu hướng phát triển của ngành.
Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam từng bước xanh hóa

Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam từng bước xanh hóa

Thời gian qua, ngành Dầu khí Việt Nam có xu hướng chuyển dịch phát triển năng lượng theo hướng xanh, sạch một cách mạnh mẽ.
Bộ Công Thương tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực sửa đổi, trong 2 ngày 3-4/5/2024, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự thảo luật này tại Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục

Mỹ “lo ngại” năng lượng của Nga sụt giảm trên thị trường

Mỹ “lo ngại” năng lượng của Nga sụt giảm trên thị trường

Mỹ mới đây đã tạm thời cho phép giao dịch với các ngân hàng Nga để thanh toán trong lĩnh vực năng lượng.
Cao Bằng đẩy mạnh tuyên truyền tiết kiệm năng lượng tới người dân

Cao Bằng đẩy mạnh tuyên truyền tiết kiệm năng lượng tới người dân

PC Cao Bằng đã chủ động, tích cực phối hợp với chính quyền, cùng các đơn vị truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền tiết kiệm điện đến từng hộ gia đình, cơ quan...
VTECH hoàn thành sớm 6 gói thầu cung cấp 100 cột thép cho đường dây 500kV mạch 3

VTECH hoàn thành sớm 6 gói thầu cung cấp 100 cột thép cho đường dây 500kV mạch 3

Công ty TNHH Công nghệ Việt (VTECH), là đơn vị đầu tiên sớm hoàn thành toàn bộ gói thầu cung cấp cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3
Giá dầu giảm 3%, xuống mức thấp nhất 7 tuần sau tín hiệu ngừng bắn ở Trung Đông

Giá dầu giảm 3%, xuống mức thấp nhất 7 tuần sau tín hiệu ngừng bắn ở Trung Đông

Giá dầu giảm 3% tại phiên giao dịch ngày 1/5 bởi lượng dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng cùng triển vọng về một thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông.
EVNGENCO3 sẵn sàng sản xuất đảm bảo đáp ứng tốt phương thức huy động điện cho cao điểm mùa khô 2024

EVNGENCO3 sẵn sàng sản xuất đảm bảo đáp ứng tốt phương thức huy động điện cho cao điểm mùa khô 2024

EVNGENCO3 thực hiện đồng bộ các biện pháp đảm bảo đáp ứng tốt phương thức huy động của Hệ thống điện Quốc gia góp phần cung ứng điện an toàn, ổn định, tin cậy
Hoàn thành kéo dây khoảng néo đầu tiên Dự án đường dây 500kV mạch 3

Hoàn thành kéo dây khoảng néo đầu tiên Dự án đường dây 500kV mạch 3

Hoàn thành kéo dây những khoảng néo đầu tiên Dự án đường dây 500kV mạch 3.
Đường dây 500kV mạch 3: Nhiều giải pháp tháo gỡ thách thức mang tên "cột thép"

Đường dây 500kV mạch 3: Nhiều giải pháp tháo gỡ thách thức mang tên "cột thép"

Trước những khó khăn về cung cấp cột thép cho đường dây 500kV mạch 3, EVN/EVNNPT đã tăng cường các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nhà thầu.
PC Lào Cai: Tích cực tuyên truyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm

PC Lào Cai: Tích cực tuyên truyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm

Công ty Điện lực Lào Cai đã không ngừng nỗ lực trong việc tuyên truyền giáo dục cộng đồng về tầm quan trọng của việc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả
Dịp lễ 30/4 - 1/5/2024, tiêu thụ điện tăng tới 37,2% so với cùng kỳ

Dịp lễ 30/4 - 1/5/2024, tiêu thụ điện tăng tới 37,2% so với cùng kỳ

Trong kỳ nghỉ lễ vừa qua, từ 27/4 đến hết ngày 1/5/2024, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ nhân dân cả nước.
Vì sao nắng nóng tiêu thụ điện kỷ lục, điện mặt trời, điện gió dư thừa nhưng không là giải pháp?

Vì sao nắng nóng tiêu thụ điện kỷ lục, điện mặt trời, điện gió dư thừa nhưng không là giải pháp?

Nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, nhu cầu điện phá vỡ mọi kỷ lục trước đó song điện mặt trời, điện gió dư thừa vẫn không phải là giải pháp. Vì sao?
Khen thưởng đơn vị đầu tiên hoàn thành sản xuất cột thép Dự án đường dây 500kV mạch 3

Khen thưởng đơn vị đầu tiên hoàn thành sản xuất cột thép Dự án đường dây 500kV mạch 3

Ngày 1/5, tại Bắc Ninh, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) tổ chức khen thưởng đột xuất cho Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu.
Tác động từ cơ chế mua bán điện trực tiếp và đề xuất của Bộ Công Thương

Tác động từ cơ chế mua bán điện trực tiếp và đề xuất của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ đánh giá về những tác động từ cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) đối với nền kinh tế - xã hội.
Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Đầu tư điện mặt trời mái nhà nếu có kết nối lưới điện thì chi phí duy trì hệ thống càng cao, từ đó, có thể sẽ ảnh hưởng tới giá điện.
Giá điện châu Âu bất ngờ tăng vọt gấp ba mức trung bình hàng ngày

Giá điện châu Âu bất ngờ tăng vọt gấp ba mức trung bình hàng ngày

Giá điện ở châu Âu dao động ở mức 260 euro mỗi megawatt giờ vào cuối tuần, gần gấp ba mức trung bình hàng ngày của năm qua, do nguồn cung gió giảm mạnh.
Bộ Công Thương gửi thẩm định Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương gửi thẩm định Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (cơ chế DPPA).
Cung ứng điện tuần 17 được đảm bảo dù phụ tải tăng kỷ lục, trung bình ngày đạt 946,6 tr.kWh

Cung ứng điện tuần 17 được đảm bảo dù phụ tải tăng kỷ lục, trung bình ngày đạt 946,6 tr.kWh

Trong tuần 17, công suất đỉnh hệ thống điện và nhu cầu điện đạt kỷ lục mới nhưng công tác cung ứng điện vẫn được đảm bảo.
Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần có hiệu lực từ 15/5/2024

Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần có hiệu lực từ 15/5/2024

Cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 05/2024/QĐ-TTg, có hiệu lực từ 15/5/2024.
Ukraine ngừng trung chuyển khí đốt, Nga thực sự có được lợi?

Ukraine ngừng trung chuyển khí đốt, Nga thực sự có được lợi?

Chính phủ Ukraine thông báo nước này không có kế hoạch gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt tự nhiên với Nga sau năm 2024.
4 lý do đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu kết nối lưới điện có giá 0 đồng

4 lý do đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu kết nối lưới điện có giá 0 đồng

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời lắp đặt tại nhà dân, công sở, khu công nghiệp.
Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật điện lực sửa đổi sẽ diễn ra vào ngày 3 - 4/5/2024

Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật điện lực sửa đổi sẽ diễn ra vào ngày 3 - 4/5/2024

Nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ Công Thương sẽ tổ chức hội nghị lấy ý kiến rộng rãi vào ngày 3-4/5/2024
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động