Thứ năm 02/01/2025 22:17

Bắc Kạn: Tìm giải pháp mở rộng mở đầu ra cho sản phẩm gạo nếp Khẩu Nua Lếch

Gạo nếp Khẩu Nua Lếch là giống lúa nếp bản địa của đồng bào dân tộc Tày, được trồng một vụ duy nhất trong năm tại cánh đồng xã Thượng Quan, Ngân Sơn, Bắc Kạn.

Dẻo thơm hạt gạo quý

Khẩu Nua Lếch được trồng ở đây mới cho năng suất cao và có hương vị đậm đà, đặc trưng riêng của giống lúa này. Hạt gạo tròn, đều, màu trắng sáng, trên đỉnh có phủ một màu nâu nhạt, vì vậy người dân đặt cho cái tên là “Gạo nếp thép”. Theo lý giải của người dân địa phương, là bởi hạt gạo có màu giống như màu của thép, cũng mang hàm ý là rất quý giá, có giá trị như vàng. Dù hiểu theo cách nào thì khi nhắc đến gạo nếp Khẩu Nua Lếch là nói đến giống lúa quý đã gắn liền với đời sống, văn hóa, tinh thần của đồng bào dân tộc Tày xã Thượng Quan nói riêng và huyện Ngân Sơn, /chu-de/tinh-bac-kan.topic nói chung.

Cánh đồng gạo nếp Khẩu Nua Lếch (Ảnh: Trần Tuyến)

Gạo nếp Khẩu Nua Lếch có nhiều đặc tính quý, hàm lượng dinh dưỡng cao và đặc biệt là mùi thơm đặc trưng của nếp và được sử dụng làm nguyên liệu tạo nhiều sản phẩm đặc sản như: Cốm, xôi, bánh chưng... Sự khác biệt của giống nếp Khẩu Nua Lếch không chỉ ở tên gọi mà còn bởi hương thơm đặc trưng. Người dân ở đây vẫn thường nói đùa với nhau rằng: "Giữa một vùng đồi núi, chỉ cần "nghe thấy mùi" nếp Khẩu Nua Lếch tỏa ra là biết đích thị nhà nào thổi xôi ngay!". Độ thơm, mềm, dẻo, ngọt của gạo nếp Khẩu Nua Lếch được coi là một trong những loại gạo ngon nhất trong các giống gạo nếp.

Xác định vùng sản xuất giống lúa nếp Khẩu Nua Lếch tại xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn cho năng suất, chất lượng cao, đã có nhiều tổ hợp tác, hợp tác xã bắt tay vào trồng loại gạo quý này. Trong đó, hợp tác xã Khẩu Nua Lếch đã hoàn thiện kỹ thuật canh tác, tổ chức sản xuất và mở rộng diện tích giống lúa nếp Khẩu Nua Lếch lên 20 - 30ha, năng suất đạt trên 4 tấn/ha, chất lượng gạo ngon (cơm dẻo, hương thơm), giữ được đặc tính gốc của giống, hướng tới sản xuất hàng hóa. Giống lúa nếp là giống thuần chủng không lai tạo gen với các giống lúa khác, được người dân trồng theo phương pháp thâm canh hữu cơ không sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất.

Để giữ gìn chất lượng cho hạt gạo quý, đồng thời nâng cao sản lượng, tháng 9 năm 2016, Hợp tác xã Khẩu Nua Lếch Thượng Quan được thành lập với 9 thành viên. Hợp tác xã đã xây dựng kế hoạch sản xuất, phương án kinh doanh, hoàn thiện bao bì, nhãn mác sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Hợp tác xã Khẩu Nua Lếch cũng đã mở rộng vùng sản xuất, đồng thời đẩy mạnh cơ giới hóa gắn với an toàn lao động. Bên cạnh đó, liên kiết các hộ sản xuất để tạo nên chuỗi giá trị cho sản phẩm. Hiện nay toàn khu đang có tổng diện tích gieo trồng lên đến 34ha.

Cùng với mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng nông sản, sản phẩm thóc thương phẩm được xay xát, đóng gói bao bì mang nhãn hiệu tập thể và được quảng bá, giới thiệu đến nhiều hội nghị, hội thảo của địa phương và các gian hàng hội chợ, bán lẻ cho người tiêu dùng… nhằm quảng bá thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa. Các hoạt động xây dựng nhãn hiệu tập thể, quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, hội thảo thương mại được hợp tác xã chú trọng.

Cây lúa nếp Khẩu Nua Lếch là giống lúa quý gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc của huyện Ngân Sơn. Do đó, năm 2010, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp cùng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông - lâm nghiệp miền núi phía Bắc thực hiện dự án “Phục tráng và phát triển giống lúa Khẩu Nua Lếch tại huyện Ngân Sơn”. Dự án đã phục tráng được 115kg hạt giống siêu nguyên chủng; 6,35 tấn hạt giống nguyên chủng; 6,5 tấn hạt giống xác nhận.

Sản phẩm gạo nếp Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn của hợp tác xã Khẩu Nua Lếch là sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Bắc Kạn được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể năm 2015. Đồng thời, được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Mở rộng đầu ra cho sản phẩm

Theo UBND xã Ngân Sơn, hiện nay, Khẩu Nua Lếch đã trở thành cây trồng chủ lực hàng hóa của xã, diện tích duy trì trồng mỗi vụ khoảng 50ha.

Đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm

Sau khi được công nhận nhãn hiệu tập thể và sản phẩm OCOP 3 sao, một số xã ở Ngân Sơn đã thành lập tổ hợp tác sản xuất giống lúa này, đến nay diện tích cấy toàn huyện là 40 ha. Có dòng giống tốt, canh tác đúng quy trình, lúa nếp Khẩu nua lếch cho năng suất từ 40-43 tạ/ha, cao hơn gần 10 tạ/ha so với trước đây. Vào dịp gần Tết Nguyên đán, nông dân đóng những bao gạo nếp Khẩu nua lếch bán mỗi kg từ 40-45 nghìn đồng/kg, cao hơn gạo nếp thông thường từ 15-20 nghìn đồng/kg, nhưng vẫn không đủ bán cho người tiêu dùng mỗi khi Tết đến.

Hạt cốm Khẩu Nua Lếch (Ảnh: Cổng Thông tin tỉnh Bắc Kạn)

Bên cạnh sản phẩm gạo thành phẩm, một phần sản phẩm lúa nếp Khẩu nua lếch được chế biến thành cốm. Hiện đang vào mùa cốm, người dân tập trung hái lúa vào buổi sáng sớm, khi tan sương bà con đưa thóc về nhà để chế biến. Đến quá trưa, sản phẩm cốm được các thương lái đến lấy và mang đi tiêu thụ.

Cốm Khẩu Nua Lếch Thượng Quan được bán ra nhiều tỉnh, thành phố trong nước. Nhờ có chất lượng tốt, sản phẩm cốm Thượng Quan đã được huyện Ngân Sơn quan tâm hỗ trợ quảng bá thông qua hình thức tổ chức ngày hội cốm. Trong các ngày 13, 14/10, hội cốm diễn ra tại trung tâm xã Thương Quan với nhiều hoạt động như: Thi giã cốm Khẩu Nua Lếch giữa các xã, thị trấn trong huyện; liên hoan hát dân ca - dân vũ. Món cốm thơm dẻo làm từ giống lúa đặc sản này cũng đã đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

Sản phẩm gạo Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn đang được tiêu thụ tại 3 điểm bán trên thị trường tỉnh Quảng Ninh và 11 điểm bán tại thành phố Hà Nội. Hợp tác xã cũng đang có nhiều đối tác trên các trang điện tử, giúp các sản phẩm tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn.

Bên cạnh bán trực tiếp, hình thức kinh doanh online cũng được các hợp tác xã đẩy mạnh và ngày càng có nhiều đối tác trên các trang mạng điện tử kinh doanh sản phẩm này, giúp các sản phẩm tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn. Bà con còn biết dùng mạng xã hội như Facebook, Zalo để giới thiệu sản phẩm. Kết hợp với nhu cầu liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của các thành viên và người dân địa phương. HTX Khẩu Nua Lếch đang không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, đối tác và có khả năng tổ chức, điều hành sản xuất, kinh doanh, chủ động đề ra phương án phù hợp để nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới.

Mục tiêu của HTX Khẩu Nua Lếch Thượng Quan trong thời gian tới sẽ tiếp tục mở rộng vùng sản xuất và nâng cao giá trị giống lúa nếp Khẩu Nua Lếch. Sau khi được gắn sao OCOP, chúng tôi đã tham dự một số cuộc xúc tiến thương mại tại Hà Nội, Hải Phòng... Tuy nhiên, số lượng sản phẩm bán ra thị trường ngoài vẫn còn hạn chế, chủ yếu tiêu thụ nội tỉnh. Vì vậy, HTX sẽ tiếp tục phát triển thị trường, tăng cường quảng bá sản phẩm, tìm kiếm sự hợp tác, liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp để tiêu thụ ổn định và phát triển hiệu quả thương hiệu sản phẩm nếp đặc sản địa phương.

Bảo Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số