Thứ hai 23/12/2024 08:59

Ấn Độ áp thuế 20% với xuất khẩu gạo, giá gạo Việt Nam sẽ tăng lên

Việc Ấn Độ áp thuế 20% với gạo xuất khẩu là cơ hội để xuất khẩu gạo của Việt Nam gia tăng cả về lượng số đơn hàng và giá gạo xuất khẩu.

Cơ hôị cho gạo Việt

Ngày 8/9/2022, Ấn Độ chính thức ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế 20% đối với các loại gạo xuất khẩu. Việc quốc gia này hạn chế xuất khẩu sẽ giáng một cú đánh mạnh hơn vào những quốc gia đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt và nạn đói ngày càng trầm trọng.

Mức thuế mới này có thể khiến các nhà nhập khẩu "rời" Ấn Độ và chuyển hướng sang các đối thủ như Thái Lan, Việt Nam và những quốc gia đang gặp khó khăn trong việc tăng lượng xuất khẩu và tăng giá.

Ấn Độ hiện chiếm hơn 40% gạo xuất khẩu toàn cầu và cạnh tranh với Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Myanmar trên thị trường quốc tế. Năm 2021, Ấn Độ xuất khẩu 21,5 triệu tấn gạo, nhiều hơn tổng số gạo của bốn nước xuất khẩu lớn gồm Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Mỹ cộng lại.

Ông Nguyễn Đăng Nghĩa - nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu đất, phân bón và môi trường phía Nam cho biết, không chỉ Ấn Độ mà hiện nay nguồn cung gạo tại nhiều nước xuất khẩu gạo đang suy giảm. Do đó, việc áp thuế 20% với gạo xuất khẩu sẽ mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam.

Thực tế, mới đây, Bộ Nông nghiệp Indonesia thông tin, sản lượng lúa 8 tháng đầu năm 2022 chỉ đạt 49,82 triệu tấn, giảm 5 triệu tấn so với mục tiêu 54,89 triệu tấn cho năm 2022.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam có nhiều cơ hội để gia tăng cả về sản lượng và giá trị

Tương tự, Pakistan, nước xuất khẩu gạo lớn thứ tư thế giới, dự báo sẽ mất khoảng 10% trong sản lượng lúa gạo ước tính khoảng 8,7 triệu tấn vào năm 2022. Trong báo cáo tháng 8, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã hạ dự báo sản lượng gạo toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 xuống còn 512,4 triệu tấn, giảm 2,3 triệu tấn so với dự báo trước đó và giảm 1,2 triệu tấn so với niên vụ 2021-2022 do sản lượng giảm tại Ấn Độ, Bangladesh và châu Âu.

Cùng với sản lượng giảm, tồn kho cuối kỳ trong niên vụ 2022-2023 được điều chỉnh giảm 4,2 triệu tấn xuống còn 178,5 triệu tấn. Trong khi đó, dự báo tiêu thụ gạo toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 lên mức kỷ lục 518,7 triệu tấn, tăng nhẹ 100.000 tấn so với dự báo trước và tăng hơn 2 triệu tấn so với niên vụ 2021-2022.

Sản lượng giảm khiến giá gạo tại nhiều nước tăng cao. Do đó, để dự trữ và hạ nhiệt giá nội địa, nhiều quốc gia lên kế hoạch nhập khẩu gạo. Đây là cơ hội lớn để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo qua các thị trường này trong thời gian tới.

Giá gạo sẽ cải thiện trong thời gian tới

Ông Nguyễn Văn Thành – Giám đốc TNHH Sản Xuất Thương Mại Phước Thành IV cho biết, hiện nay thị trường gạo nhìn chung ổn định. Với thị trường Philippines, 2 dòng gạo ưa chuộng là gạo thơm OM 5451 và gạo dẻo hạt dài như OM 18, Đài thơm 8. Hiện giá xuất khẩu OM 5451 dao động ở mức 400 – 410 USD/tấn, trong khi đó gạo dẻo hạt dài có giá 420 – 430 USD/tấn. Mức giá này thấp hơn khoảng 100 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước.

Việc Ấn Độ áp thuế 20% đối với các loại gạo xuất khẩu là tin vui với gạo Việt Nam. Bởi lâu nay gạo Việt Nam luôn bị cạnh tranh với gạo Ấn Độ và Thái Lan về giá. Lý giải rõ hơn về điều này, ông Nguyễn Văn Thành chia sẻ, trong giai đoạn 2017 – 2018, Ấn Độ xuất khẩu khoảng 8 – 9 triệu tấn gạo/năm và giá gạo Việt Nam giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này rất tốt. Tuy nhiên đến năm 2020, lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã tăng lên gấp đôi và đạt mức hơn 21 triệu tấn vào năm 2021. Điều này khiến giá gạo xuất khẩu trên thị trường bị giảm xuống.

“Mới đây, Việt Nam và Thái Lan đã cùng nhau thảo luận giải pháp để nâng giá gạo lên, giúp người nông dân có được lợi nhuận. Do đó, động thái áp thuế 20% đối với gạo xuất khẩu được xem là một trong những giải pháp để cải thiện giá gạo của quốc gia này trong thời gian tới. Dự báo vụ đông xuân 2023 giá lúa gạo sẽ tốt hơn”, ông Nguyễn Văn Thành nhìn nhận.

Đồng quan điểm, ông Phan Văn Có – Giám đốc Marketing Công ty TNHH Vrice đánh giá, đây là cơ hội cho gạo Việt gia tăng cả về số lượng đơn hàng và giá trị. Tuy nhiên, về mặt đơn hàng, ông Phan Văn Có cho rằng, Việt Nam sẽ không được hưởng lợi nhiều. Nguyên nhân là do chi phí vận chuyển của Việt Nam đi các thị trường của gạo Ấn Độ rất cao.

"Hiện nay, gạo Ấn Độ chủ yếu xuất đi thị trường châu Phi. Trong tháng 9, cước vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đi thị trường châu Phi mặc dù đã giảm so với tháng 8, song vẫn dao động ở mức 4.000 – 6.000 USD/container 40 feet, cao gấp 2 lần so với mức giá vận chuyển từ Ấn Độ sang châu Phi", ông Phan Văn Có phân tích.

Hà Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gạo

Tin cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024