Thứ hai 25/11/2024 21:39

9 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón tăng 166% kim ngạch

9 tháng đầu năm 2022, cả nước xuất khẩu gần 1,39 triệu tấn phân bón các loại, tương đương 886,17 triệu USD, tăng 166% kim ngạch.

Giá xuất khẩu phân bón trung bình đạt 637,7 USD/tấn, tăng mạnh 45,4% về khối lượng, tăng 166% về kim ngạch và tăng 83% về giá so với 9 tháng đầu năm 2021.

Riêng tháng 9/2022 xuất khẩu phân bón đạt 161.448 tấn các loại, đạt 94,26 triệu USD, giá 583,8 USD/tấn, tăng 36,9% về khối lượng, tăng 33,6% kim ngạch nhưng giảm 2,4% về giá so với tháng 8/2022;

So với tháng 9/2021 thì tăng mạnh cả lượng, kim ngạch và giá, với mức tăng tương ứng 84,1%, 152,4% và 37%.

Thị trường xuất khẩusố một của phân bón Việt Nam vẫn là Campuchia. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, thị trường Campuchia chiếm 27,2% trong tổng khối lượng và chiếm 22,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước với 377.760 tấn tấn, tương đương 200,07 triệu USD.

Giá trung bình 529,6 USD/tấn, giảm 6% về lượng, nhưng tăng 29,9% kim ngạch và tăng 38,3% về giá so với cùng kỳ năm 2021.

Riêng tháng 9/2022, xuất khẩu sang thị trường này tăng 1,4% về khối lượng nhưng giảm 2,1% về kim ngạch và giảm 3,4% về giá so với tháng 8/2022, đạt 40.286 tấn, tương đương 19,67 triệu USD.

Thứ hai là thị trường Hàn Quốc đạt 85.045 tấn, tương đương 63,36 triệu USD, giá trung bình 745 USD/tấn, tăng mạnh 262,3% về lượng, tăng 1.109% kim ngạch và tăng 233,7% về giá, chiếm 6,1% trong tổng khối lượng và chiếm 7,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước.

Thứ ba là thị trường Malaysia đạt 115.810 tấn, tương đương 61,21 triệu USD, giá trung bình 528,6 USD/tấn, tăng 59,7% về lượng và tăng 280,3% kim ngạch, giá tăng 138%, chiếm 8,3% trong tổng khối lượng và chiếm 6,9% trong tổng kim ngạch.

Thứ tư là thị trường Philippines đạt 70.869 tấn, tương đương 55,24 triệu USD, giá trung bình 779,5 USD/tấn, tăng mạnh 106,6% về lượng, tăng 353,2% kim ngạch, giá tăng 119,4%, chiếm trên 5% trong tổng khối lượng và chiếm 6,2% trong tổng kim ngạch.

Bình Điền là một trong những đơn vị xuất khẩu phân bón lớn vào thị trường Campuchia

Hiện Công ty CP Phân bón Bình Điền là đơn vị xuất khẩu phân bón lớn vào thị trường Campuchia. Tuy nhiên, năm 2022 lượng xuất khẩu phân bón vào thị trường này dự kiến chỉ đạt 70% công suất so với năm 2021.

Ông Ngô Văn Đông, Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền cho biết, năm 2021, Bình Điền xuất khẩu khoảng 80 nghìn tấn phân bón các loại vào Campuchia. 9 tháng đầu năm, lượng phân bón Bình Điền vào thị trường này sụt giảm nhiều so với cùng kỳ.

Ông Ngô Văn Đông lý giải, lượng xuất khẩu phân bón dự kiến chỉ đạt 70% một phần do giá phân bón hiện tăng cao nên nông dân Campuchia chuyển sang dùng các phân bón rẻ tiền hơn. Ngoài ra, với giá phân bón cao như hiện nay, vấn nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng đang diễn ra phức tạp tại thị trường Campuchia khiến việc tiêu thụ phân bón Bình Điền khó khăn dù có một số thời điểm, công ty cũng đã giảm giá để xuất khẩu.

Năm 2021, Bình Điền sản xuất và tiêu thụ khoảng 740 nghìn tấn phân bón các loại. Tuy nhiên năm 2022 dự kiến lượng tiêu thụ sẽ sụt giảm khoảng 150 nghìn tấn, do khó khăn khách quan đến từ giảm lượng phân bón xuất khẩu và tiêu thụ trong nước do giá phân bón tăng cao.

Hiện Bình Điền cũng đang tìm kiếm thị trường xuất khẩu thay thế như Lào, Myanmar để bù đắp sản lượng xuất khẩu sang Campuchia đang bị sụt giảm.

Trong quý III, doanh thu ước tính của Bình Điền đạt 2.317,4 tỷ đồng, tăng 128% so với cùng kỳ năm 2021; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 60 tỷ, tăng 13,4%.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu hợp nhất ước đạt 6.800 tỷ đồng, tăng 113,7 tỷ% và lợi nhuận sau thuế đạt 211,5 tỷ đồng, tăng 92% so với cùng kỳ,

Phân bón Bình Điền cũng thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh quý IV/2022 với mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 1.537 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 33,5 tỷ đồng, riêng công ty mẹ lợi nhuận trước thuế đạt 18,4 tỷ đồng.

Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường phân bón

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024