Thứ năm 19/12/2024 22:50

3 khâu đột phá chiến lược cho phát triển kinh tế biển xanh Việt Nam

Đó là khẳng định của PGS.TS Nguyễn Chu Hồi - Uỷ viên Uỷ ban KHCN&MT của Quốc hội khi nói về vấn đề phát triển kinh tế biển xanh của Việt Nam hiện nay.

Nói về vấn đề phát triển kinh tế biển xanh của Việt Nam hiện nay, PGS.TS Nguyễn Chu Hồi nhận định: Kinh tế biển xanh và tăng trưởng xanh tạo cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc nền kinh tế biển, nhưng cũng đối mặt với hàng loạt vấn đề liên quan tới phát triển bền vững biển, đảo trong thời gian tới.

Quảng Ninh đi đầu trong phát triển mô hình kinh tế biển xanh

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Việt Nam (Chiến lược xanh) yêu cầu: “Tăng trưởng xanh dựa trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế”.

Chiến lược xanh cũng đề ra mục tiêu chung là: “Tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế cacbon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội”.

Chiến lược xanh ra đời là sự khẳng định xu thế phát triển tất yếu trong dài hạn của nền kinh tế Việt Nam, chủ động chuyển dần từ nền kinh tế nâu sang xanh với các lợi ích cơ bản: góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm nhẹ thiên tai, biến đổi khí hậu, biến đổi đại dương, duy trì và tiến tới tăng cường nguồn vốn tự nhiên, cải thiện nguồn vốn văn hóa, bảo đảm công bằng xã hội và hướng tới phát triển bền vững.”- PGS.TS Nguyễn Chu Hồi khẳng định.

Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Quảng Ninh là tỉnh đi đầu trong việc định hình và triển khai khá bài bản mục tiêu chiến lược chuyển từ kinh tế “nâu” sang “xanh”. Nhờ vậy, kinh tế Quảng Ninh hiện không còn phụ thuộc quá nhiều vào khai thác khoáng sản, chủ yếu là than như trước đây, mà hướng vào phát triển bền vững các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao, dịch vụ và du lịch chất lượng cao, góp phần “xanh hóa” kinh tế của tỉnh, trong đó có kinh tế bảo tồn biển.

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi chia sẻ, chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế biển xanh không chỉ là xu thế tất yếu toàn cầu mà còn là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, được khẳng định tại Nghị quyết số 36-NQ/TW (2018) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đặc biệt khi kinh tế biển “nâu” đang trở thành “vật cản” trên con đường phát triển bền vững kinh tế biển đất nước trong bối cảnh phức tạp, khó lường của biến đổi khí hậu và tình hình ở Biển Đông.

Quảng Ninh được đánh giá là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế biển xanh

Ông Hồi cho rằng, phát triển bền vững kinh tế biển phải dựa trên nền tảng tăng trưởng xanh, phát huy các giá trị văn hoá biển đặc trưng Việt Nam và đòi hỏi phải thực hiện thành công ba khâu đột phá chiến lược về: thể chế phát triển bền vững kinh tế biển, khoa học - công nghệ biển cùng giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực biển, hệ thống cơ sở hạ tầng “đa dụng”.

Phát triển kinh tế biển xanh: Cách tiếp cận nào cho Việt Nam?

Đối với Việt Nam, biển đảo nói chung và kinh tế biển nói riêng luôn là những vấn đề có ý nghĩa trọng đại, liên quan đến sự sinh tồn của dân tộc, nhưng rất nhạy cảm, phức tạp, khó lường. Đặc biệt, trong bối cảnh Biển Đông, nơi chứa đựng các lợi ích đan xen, nơi tồn tại các tuyên bố chủ quyền và tranh chấp biển, đảo đơn phương, phi lý của các cường quyền chính trị nước lớn.

Đây cũng là một trong những thách thức trong dài hạn đối với chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế biển xanh ở nước ta. Cùng với thách thức từ biến đổi khí hậu (Climate change), biến đổi đại dương (Ocean change), Việt Nam phải lấy tài nguyên và môi trường làm nền tảng, làm “chất xúc tác” để thúc đẩy phát triển kinh tế biển xanh, bền vững.”- PGS.TS Nguyễn Chu Hồi nhấn mạnh và cho rằng bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ quyền biển đảo phải được xem là ba mặt của một vấn đề, không thể tách rời trong bối cảnh Biển Đông.

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi

Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, dưới sự lãnh đạo của Đảng, việc triển khai thực hiện chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế biển xanh ở nước ta rất cần sự đóng góp của những nhà hoạch định chính sách, nhà ra quyết định, nhà quản lý và nhà khoa học theo nhiều cách, dưới nhiều hình thức.

Bên cạnh đó, phát triển kinh tế biển xanh ở nước ta cũng đòi hỏi phải thực thi các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, như: Sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên biển là một trong những quan điểm cơ bản của các chiến lược biển và chiến lược xanh gần đây. Đó là phát triển một nền kinh tế biển hiệu quả và bền vững trên cơ sở sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên biển.

Các công cụ kinh tế có thể áp dụng trong phát triển các ngành kinh tế biển, bao gồm: lệ phí ô nhiễm, lệ phí xả thải, phí sử dụng biển, phí sản phẩm, lệ phí hành chính, thuế, cấp phép và thu hồi giấy phép khai thác, sử dụng biển, đảo, các quỹ môi trường biển và các khoản trợ cấp khác.

Đi cùng đó, ngành thuỷ sản cần chủ động thay đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng và cấu trúc ao đầm trong nuôi trồng thuỷ sản nước lợ ven biển và trên biển có khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái mới trong bối cảnh biến đổi khí hậu và biến đổi đại dương...

Cho nên, phát triển điện gió vùng ven biển và điện gió ngoài khơi là nhu cầu chiến lược, cần được ưu tiên. Bên cạnh điện gió, cần phát triển điện mặt trời trên các đảo có dân và từng bước nghiên cứu phát triển cácc dạng năng lượng biển tái tạo khác (dòng chảy, thuỷ triều, sóng biển).

Tổ chức lại không gian kinh tế biển Luật Quy hoạch 2017 quy định: “Quy hoạch không gian biển quốc gia cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia về phân vùng chức năng và sắp xếp, phân bổ hợp lý không gian các ngành, lĩnh vực trên vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam”.

Quy hoạch không gian biển là một phương thức hỗ trợ quản lý bền vững biển, đảo theo không gian, và là một vấn đề còn mới mẻ với Việt Nam. Ngày 28/6/2024, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về “Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050."

Bên cạnh đó, khoa học và công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc khớp nối và hài hòa các nhu cầu phát triển kinh tế biển bền vững, cũng như trong việc xây dựng và thực hiện các dự án ở cấp cộng đồng. Trong thực tế, xuất đầu tư vào các ngành/lĩnh vực kinh tế biển thường rất lớn và chịu nhiều rủi ro, nhưng cho hiệu quả cao nếu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến.

Quản lý hiệu quả khu bảo tồn biển, Kinh tế biển xanh hướng tới sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên và bảo tồn các hệ sinh thái biển, đại dương. Cho nên, đầu tư vào kinh tế biển xanh không thể coi nhẹ đầu tư bảo toàn các nguồn vốn tự nhiên biển, nhất là các hệ sinh thái biển thông qua thành lập và quản lý hiệu quả mạng lưới các khu bảo tồn biển. Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển yêu cầu lộ trình hóa kế hoạch mở rộng diện tích biển được bảo tồn đến năm 2045. Tức là tăng diện tích “vùng xanh”, cùng với đa dạng hoá các kiểu loại bảo tồn biển (bãi giống, bãi đẻ thuỷ sản, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, vườn ươm san hô,…).

Kinh tế biển xanh hướng tới sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên và bảo tồn các hệ sinh thái biển, đại dương (Ảnh minh họa: Thu Hường)

Đồng thời, chú trọng điều chỉnh thể chế quản lý và cơ chế điều hành để đáp ứng nhu cầu mở rộng vùng xanh, duy trì các quá trình sinh thái chủ yếu trong từng vùng biển và trong toàn vùng biển quốc gia. Tiến tới khai thác các giá trị bảo tồn để phát triển “kinh tế bảo tồn” như: nghề cá giải trí, dược liệu biển, nuôi thuỷ sản sạch, du lịch lặn biển, tín chỉ cacbon, PES,…

Bảo đảm an ninh, chủ quyền biển, đảo Việt Nam Biển tạo ra “thế và lực” trong xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc, cho nên kết hợp phát triển kinh tế biển với bảo đảm an ninh, chủ quyền biển, đảo phải là nhiệm vụ ưu tiên trong bối cảnh của Biển Đông. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho phát triển kinh tế biển nhanh, hiệu quả và bền vững, góp phần thực hiện “chủ quyền dân sự” của Việt Nam trên các vùng biển, đảo quốc gia. Đồng thời cũng góp phần duy trì hoà bình, ổn định và thịnh vượng ở Biển Đông.

Quản lý tổng hợp và thống nhất đối với biển, đảo Quản lý tổng hợp và thống nhất quản lý nhà nước đối với biển đảo là cách tiếp cận quản lý tiên tiến, được áp dụng thành công ở nhiều nước có biển trên thế giới. Thực hiện hiệu quả phương thức quản lý này và quy hoạch không gian biển sẽ giúp giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích, xung đột không gian giữa các bên liên quan trong khai thác, sử dụng cùng một vùng biển, bảo đảm phát triển bền vững.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Phát triển bền vững

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Bàn giải pháp giải quyết thách thức trong quản lý sức khỏe hô hấp

Sử dụng công nghệ thanh toán hiện đại trên tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên

Gợi ý những món quà độc đáo tặng người thương dịp Noel

Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả là vấn đề cấp thiết

Chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ, kịp thời dịp Tết

Kiến tạo môi trường an toàn, minh bạch: Cơ hội cho doanh nghiệp phát triển bền vững

Vụ phóng hỏa đốt quán café ở Hà Nội: Xác định danh tính 4/11 nạn nhân tử vong

Hà Nội: Hình ảnh mới nhất vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng khiến 11 người tử vong

Phó Thủ tướng yêu cầu dành mọi ưu tiên cứu chữa người bị thương vụ cháy quán cà phê tại Hà Nội

Công ty Thủy điện A Vương trao 70.000 cây quế giống cho người dân lưu vực hồ thủy điện A Vương

Hà Nội: Cháy quán hát ở Phạm Văn Đồng, xe cứu thương chở nhiều nạn nhân rời hiện trường

Nhân sự 18/12: Tỉnh ủy Hà Giang, Cà Mau thực hiện quy trình về công tác cán bộ

Dự báo thời tiết biển hôm nay 19/12/2024: Quần đảo Trường Sa có mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết hôm nay 19/12/2024: Bắc Bộ ngày nắng, trời rét về đêm và sáng sớm

Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu trước thềm Giáng sinh

Chi trả cho 100% người hưởng các chế độ, trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp qua tài khoản ngân hàng

Quảng Ninh: Cháy lớn trong Khu công nghiệp Cái Lân

Phương hướng xử lý tài sản công trong quá trình tinh gọn bộ máy ra sao?

Hà Nội: 100% thí sinh không vượt qua kỳ kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp