Thứ sáu 29/11/2024 08:58

Xúc tiến thương mại: Dấu ấn quan trọng trong hành trình khai mở thị trường

Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo ngành Công Thương, công tác xúc tiến thương mại ngày càng đổi mới và đạt hiệu quả rõ rệt.

Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo ngành Công Thương, công tác xúc tiến thương mại ngày càng đổi mới và đạt hiệu quả rõ rệt, ghi dấu ấn quan trọng trong hành trình khai mở thị trường, định vị thương hiệu cho hàng Việt.

Công tác xúc tiến thương mại là cầu nối đưa hàng Việt vươn xa. Ảnh: Cấn Dũng

Bám sát định hướng của Đảng

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, ngành Công Thương đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, trong đó, xúc tiến thương mại có dấu ấn đặc biệt. Cụ thể, trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp cả nước lúng túng, lâm vào cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến các hoạt động giao thương truyền thống không thực hiện, Bộ Công Thương đã nhanh chóng và linh hoạt ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển mô hình xúc tiến thương mại trực tuyến và đã phát huy được hiệu quả.

Chỉ tính riêng năm 2022, Bộ Công Thương đã tổ chức 30 phiên tư vấn xuất khẩu theo hình thức trực tuyến cung cấp thông tin liên quan đến các cam kết quốc tế về các sản phẩm xuất nhập khẩu, quy định, tiêu chuẩn, điều kiện xuất nhập khẩu của các nước/thị trường trên thế giới đối với các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam có thế mạnh và tiềm năng. Tổ chức chuỗi Chương trình giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài định kỳ hàng tháng nhằm chủ động cập nhật kịp thời các yêu cầu xúc tiến xuất khẩu, nhập khẩu; tạo diễn đàn phổ biến thông tin, chính sách, cơ hội thị trường, phục vụ công tác tham mưu, tư vấn chính sách và điều hành hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ giải quyết những bất cập, khó khăn về thị trường, tận dụng hiệu quả các cơ hội thị trường xuất, nhập khẩu.

Bộ cũng đã ứng dụng công nghệ thông tin và triển khai các hoạt động nâng cao năng lực xúc tiến thương mại trên nền tảng số cho các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã. Đặc biệt, xây dựng Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại giai đoạn 2021 – 2030”. Đề án gồm các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan xúc tiến thương mại trên cơ sở hình thành, phát triển Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số; nâng cao nhận thức và năng lực về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy phát triển ngoại thương và thương mại trong nước, góp phần tái cơ cấu ngành Công Thương.

Triển khai đề án này, Bộ Công Thương đã tổ chức thực hiện nhiều hoạt động. Trong đó, đã và đang triển khai xây dựng Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số. Đây là nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại nhằm nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thông tin, đối tác kinh doanh trên môi trường số.

Đặc biệt, từ đầu năm đến nay, nắm bắt nhu cầu từ các địa phương, Bộ Công Thương tổ chức nhiều hoạt động nâng cao nhận thức, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại thông qua các hoạt động cụ thể, thiết thực, phù hợp tại nhiều địa phương, như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Dương, Lào Cai, Huế, Vĩnh Long, Long An, Hòa Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Sơn La, Lai Châu…

Cầu nối đưa hàng Việt ra thế giới

Các hoạt động trên được ghi nhận đã góp phần kết nối hàng triệu lượt doanh nghiệp Việt Nam với các nhà nhập khẩu, đối tác nước ngoài cùng hệ thống cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài. Qua đó, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, duy trì quan hệ khách hàng, tăng phạm vi tiếp cận thị trường mới, khách hàng mới, khách hàng tiềm năng; tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp, ngay sau khi dịch bệnh được đẩy lùi; tạo dựng môi trường và nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp trong nước, trong việc triển khai và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trong hoạt động xúc tiến thương mại, để thích ứng với sự vận động của nền kinh tế toàn cầu.

Công tác xúc tiến thương mại với sự linh hoạt và điều chỉnh kịp thời hoạt động bao gồm cả hình thức và nội dung đã tiếp tục khẳng định được vai trò là cầu nối hữu hiệu đưa hàng Việt ra thị trường thế giới. Công tác xúc tiến thương mại còn giữ vai trò cầu nối thông tin, chung tay cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nhất là trong bối cảnh hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đang gặp khó khăn về đơn hàng, thị trường thu hẹp và các biện pháp phòng vệ thương mại được các thị trường nhập khẩu dựng lên ngày một nhiều.

Như vậy có thể thấy, sự sát sao trong chỉ đạo, quyết tâm mạnh mẽ và sáng tạo trong triển khai thực hiện của đội ngũ làm công tác xúc tiến thương mại đã góp một phần công sức cùng ngành Công Thương đạt kết quả quan trọng sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đây cũng là nền tảng vững chắc để ngành Công Thương thực hiện thắng lợi hoàn toàn mục tiêu theo Nghị quyết đề ra.

Công tác xúc tiến thương mại khẳng định được vai trò cầu nối đưa hàng Việt tiến xa hơn ra thị trường thế giới, cùng ngành Công Thương thực hiện thắng lợi hoàn toàn mục tiêu theo Nghị quyết Đại hội XIII đề ra.
Bùi Việt
Bài viết cùng chủ đề: Ngành Công Thương

Tin cùng chuyên mục

AB InBev Việt Nam cam kết đầu tư vào tương lai bền vững

Mời tham dự Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu xanh 2024

Năm 2024 PV GAS TRADING thiết lập nhiều kỷ lục kinh doanh, vươn tầm cao mới

Hợp tác kinh tế, thương mại trở thành điểm sáng trong quan hệ hai nước Việt Nam - Israel

Canada khởi xướng rà soát ghế bọc đệm nhập khẩu từ Việt Nam

Loạt triển lãm trong lĩnh vực Công Thương khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh

'Kết tinh' giá trị xuất khẩu từ những thương hiệu lớn

Phát triển thương mại điện tử: Cần cân nhắc đến yếu tố phát triển bền vững

Australia và Brazil là 2 thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam

Khai mạc Triển lãm SFS 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

‘Bắt bệnh’ sức cạnh tranh của cá tra Việt

Xuất khẩu gạo: Lo ngại gặp khó tại thị trường trọng điểm

Gia Lai: Tăng cường hạ tầng dịch vụ logistic hỗ trợ cho thương mại điện tử

Thúc đẩy thương mại số cho các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo tại Việt Nam

Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc từ Việt Nam

Hội thảo 'Phát triển thương mại điện tử trong kỷ nguyên số' năm 2024

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu sản phẩm Việt

Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024

90% doanh nghiệp do nữ lãnh đạo là doanh nghiệp vừa và nhỏ