Thứ tư 06/11/2024 03:55

Xuất siêu sang EU 7 tháng lập kỷ lục với 18,7 tỷ USD

7 tháng năm 2022, xuất khẩu sang Mỹ đã vượt mốc 67 tỷ USD. Còn với EU, nhờ cú hích EVFTA, xuất siêu sang thị trường này tăng vọt 41,5% so với cùng kỳ, đạt 18,7 tỷ USD.

Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế trong 7 tháng qua, trong đó, Việt Nam ghi nhận xuất khẩu tăng trưởng cao sang Mỹ, EU, Hàn Quốc.

Riêng EU, nhờ Hiệp định Thương mại tự do song phương Việt Nam-EU (EVFTA), xuất khẩu sang thị trường này tăng trưởng hơn 20%, xuất siêu 18,7 tỷ USD tăng 41,5% so với cùng kỳ 2021.

Cụ thể, số liệu Tổng cục Thống kê cho biết, trong tháng 7/2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 60,63 tỷ USD, giảm 6,8% so với tháng trước và tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 7 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 431,94 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước (tương ứng tăng 55,79 tỷ USD), trong đó xuất khẩu tăng 16,1%; nhập khẩu tăng 13,6%.

7 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 216,35 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước (tương ứng tăng 29,93 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 56,99 tỷ USD, tăng 17%, chiếm 26,3% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 159,36 tỷ USD, tăng 15,7%, chiếm 73,7%.

Cả nước có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 58,5%).

Trị giá một số mặt hàng xuất khẩu 7 tháng năm 2022

Ước tính 7 tháng

năm 2022

(Triệu USD)

Tốc độ tăng/giảm

7 tháng năm 2022 so với

cùng kỳ năm trước (%)

Các mặt hàng đạt giá trị trên 10 tỷ USD

Điện thoại và linh kiện

33.671

13,1

Điện tử, máy tính và linh kiện

31.681

14,7

Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

24.909

24,1

Dệt, may

22.131

19,8

Giày dép

14.096

19,6

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 215,59 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 76,06 tỷ USD, tăng 13,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 139,53 tỷ USD, tăng 13,7%.

Hết 7 tháng, đã có 33 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 88,6% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 3 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 40,8%).

Các mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD 7 tháng 2022

Các mặt hàng đạt giá trị trên 10 tỷ USD

Điện tử, máy tính và linh kiện

49.905

24,7

Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

26.264

-3,2

Điện thoại và linh kiện

11.828

10,0

Cán cân thương mại hàng hóa 7 tháng năm 2022 ước xuất siêu 764 triệu USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 3,31 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 19,07 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 19,83 tỷ USD.

Xuất, nhập khẩu hàng hóa 7 tháng năm 2022.

Xuất khẩu hàng hóa sang nhiều thị trường lớn tăng trưởng mạnh. Trong đó, riêng xuất khẩu sang Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 67,1 tỷ USD. Riêng

xuất siêu sang EU ước đạt 18,7 tỷ USD, tăng 41,5% so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường xuất, nhập khẩu hàng hoá chủ yếu 7 tháng năm 2022.

Ngược lại, nhập siêu từ 2 thị trường vẫn tăng mạnh, gồm: Trung Quốc 42,2 tỷ USD, tăng 21,6%; nhập siêu từ Hàn Quốc 23,5 tỷ USD, tăng 30,3%. 2 thị trường có mức nhập siêu giảm là ASEAN 7,9 tỷ USD, giảm 8,9%; nhập siêu từ Nhật Bản 769 triệu USD, giảm 13,9%.

baodautu.vn
Bài viết cùng chủ đề: Tổng cục Thống kê

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Hải Dương: 4 doanh nghiệp liên tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Sẽ chặn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu quá hạn vẫn không đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hà Nội nhân rộng mô hình 'Chợ thông minh 4.0 - không dùng tiền mặt'

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch