Thứ năm 17/04/2025 16:24

Xuất khẩu tôm sang Nga tăng mạnh 51%

Mặc dù chịu ảnh hưởng dịch trong 2 tháng gần đây song xuất khẩu tôm sang thị trường Nga tính đến giữa tháng 9/2021 vẫn đạt 32,5 triệu USD, tăng mạnh 51% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Nga là thị trường đứng thứ 9 về nhập khẩu tôm của Việt Nam, chiếm 1,3% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam đi các thị trường.

Biểu đồ xuất khẩu tôm sang Nga. Nguồn VASEP

VASEP đánh giá, thị trường Nga tuy nhỏ nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu trong 7 tháng qua ghi nhận tăng trưởng tốt. Do vậy dù từ tháng 8 đến nay việc xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi dịch thì tính chung từ đầu năm tới ngày 15/9 kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nga vẫn đạt 32,5 triệu USD, tăng 51% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, theo số liệu của Trung tâm Thương mại thế giới (ITC), 7 tháng đầu năm nay, Nga nhập khẩu tôm từ 25 nguồn cung, trong đó Việt Nam vẫn là thị trường cung cấp tôm lớn thứ 3 của Nga, sau Ấn Độ và Ecuador. Ngoài ra, một số nguồn cung tôm lớn khác cũng đang tập trung xuất khẩu tôm sang thị trường Nga như: Trung Quốc, Bangladesh, Indonesia, Argentina, Thái Lan…

Cụ thể, Nga đã nhập khẩu trên 276 triệu USD trong 7 tháng đầu năm nay, tăng tới 82% so với cùng kỳ. Hiện Ecuador và Ấn Độ là 2 nguồn cung tôm lớn nhất cho Nga, lần lượt chiếm thị phần 25% và 18%. Việt Nam đứng thứ 3 về cung cấp tôm cho Nga, chiếm 10% thị phần. Nhập khẩu tôm của Nga từ 3 nguồn cung này đều tăng trưởng dương, trong đó từ Ecuador và Ấn Độ tăng lần lượt 42% và 88%.

Riêng với tôm nhập khẩu từ Việt Nam tăng mạnh 106% trong 7 tháng qua, giá tôm cũng ghi nhận ở mức 6,75-7,63 USD/kg - cho thấy tôm Việt Nam sang Nga đang có xu hướng tăng trưởng rất tốt, cùng với lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu (EAEU).

Bên cạnh đó, các thống kê từ ITC còn cho thấy, nhập khẩu tôm của Nga đã tăng liên tục từ năm 2016 - 2020, từ con số 214,7 triệu USD năm 2016 lên 320,7 triệu USD năm 2020. Trong 5 năm từ 2016 - 2020, Nga tăng nhập khẩu tôm từ nguồn cung chính là Ecuador, Ấn Độ, Việt Nam, Argentina trong khi giảm dần nhập khẩu từ Trung Quốc, Bangladesh, Indonesia, Thái Lan.

Như vậy, nhu cầu từ thị trường Nga đang tăng trưởng tốt, cùng với đó giá cả và chất lượng là những yếu tố mà doanh nghiệp Việt cần quan tâm để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này trong thời gian tới.

VASEP khuyến cáo, để nắm bắt cơ hội từ các thị trường tiềm năng như thị trường Nga, doanh nghiệp nên chờ đợi được tiêm vaccine hết cho người lao động nhằm nâng công suất và tăng xuất khẩu.

Mai Ca

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt 'bão' thuế quan: Bộ Công Thương luôn sát cánh

Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng