Thứ hai 23/12/2024 08:40

Xuất khẩu tôm ở Cà Mau có nhiều tín hiệu khả quan sau dịch

Kim ngạch xuất khẩu tôm quý I năm nay của tỉnh Cà Mau đạt khoảng 163 triệu USD, tăng hơn 6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tình hình xuất khẩu tôm những tháng đầu năm nay của tỉnh Cà Mau khả quan hơn cùng kỳ năm trước, khi tình hình dịch bệnh trong nước được khống chế tốt, các Hiệp định thương mại có hiệu lực đã kích cầu xuất khẩu. Tuy nhiên, dịch Covid-19 trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp sẽ vẫn là rào cản cho xuất khẩu tôm.

Kim ngạch xuất khẩu tôm quý I năm nay của tỉnh Cà Mau đạt khoảng 163 triệu USD, tăng hơn 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu khả quan hơn là do khoảng thời gian này dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh trên thế giới, nhiều thị trường đóng cửa. Bên cạnh đó, các Hiệp định thương mại tự do nước ta tham gia như CPTPP, EVFTA, UKVFTA,... đã giúp doanh nghiệp dễ mở rộng thị trường hơn.

Covid-19 được kiểm soát, tôm Cà Mau xuất khẩu có chuyển biến tích cực.

Ông Nguyễn Việt Trung, Trưởng phòng Quản lý Thương mại, Sở Công Thương Cà Mau nhìn nhận, xuất khẩu tôm có triển vọng nhờ vào yếu tố khách quan khi Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã từng bước đẩy lùi và dần kiểm soát dịch Covid-19.

“Việc mua bán, vận chuyển hàng hóa của nước ta và các nước thuận lợi hơn. Hoạt động xuất khẩu của tỉnh Cà Mau có tiến triển, khởi sắc hơn cùng kỳ. Mặc khác, nước ta đã đạt được các thỏa thuận và ký hiệp định thương mại với nhiều nước, đặc biệt là hiệp định thương mại ký với Liên minh châu Âu”, ông Chung chỉ ra.

Từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau sang châu Âu tăng 154%, Canada tăng 14,% và Australia tăng khoảng 40%. Tuy nhiên, theo Sở Công Thương tỉnh Cà Mau, thời gian tới tình hình xuất khẩu nói chung, xuất khẩu tôm nói riêng vẫn đối diện những khó khăn.

Đặc biệt, thời gian gần đây các thị trường nhập khẩu nông, thủy sản của Việt Nam liên tục đưa ra những thay đổi trong quy định chứng nhận an toàn thực phẩm. Điều này đã gây ra những khó khăn nhất định cho xuất khẩu nhóm hàng thủy sản.

Cụ thể, Trung Quốc đã thay đổi quy định về chứng nhận an toàn thực phẩm nhập khẩu; Hàn Quốc yêu cầu các nhà xuất khẩu phải có chứng nhận chứng minh sản phẩm không nhiễm virus viêm gan tụy hoại tử, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính...

Ngoài ra, tình hình dịch Covid-19 ở một số nước, vùng lãnh thổ vẫn còn phức tạp. Như tại châu Âu, nhiều nền kinh tế lớn trong khu vực như Đức, Pháp và Italy tiếp tục phải gia hạn lệnh phong tỏa trước sự lây lan của dịch Covid-19. Diễn biến này có thể khiến việc vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn, nhiều chuỗi cung ứng bị gián đoạn, ảnh hưởng tới tình hình xuất khẩu hàng hóa sang các nước đối tác.

Từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau sang châu Âu tăng 154%.

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Minh Cường cho biết, châu Âu đang trong dịch nên nhiều nước đóng cửa nhập khẩu như Pháp đang phong tỏa cả nước, Canada cũng vậy. “Tình hình dịch tại các quốc gia còn phức tạp, nhiều nước không nhập hàng nên tiến độ xuất khẩu đang chậm lại. Xuất khẩu đối với thị trường châu Á thời gian này có phần khởi sắc hơn”, ông Tuấn cho hay.

Với những thuận lợi và khó khăn trong thời gian vừa qua, Sở Công Thương cùng các ngành, đơn vị liên quan đã tham mưu để UBND tỉnh Cà Mau ban hành Chỉ thị về đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Vào cuối tháng 3 vừa qua, UBND tỉnh Cà Mau cũng đã ban hành Kế hoạch đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá của tỉnh, hướng tới xuất khẩu tôm đạt hơn 1 tỷ USD trong năm nay./.

vov.vn

Tin cùng chuyên mục

Chàng trai 8x lên phố núi Đà Lạt liên kết với các nông hộ trồng 100ha cà phê hữu cơ

Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Trang bị kiến thức quản lý chuỗi cung ứng, phát triển mẫu mã và bao bì sản phẩm

Đắk Lắk: Sẽ đấu giá 2 ‘nữ hoàng’ sầu riêng tại Lễ hội sầu riêng 2024

Bắc Giang triển khai quản lý rượu sản xuất trong nước bằng tem điện tử

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động chống gian lận thương mại qua các cửa khẩu

Căng thẳng Iran - Israel: Doanh nghiệp logistics cần làm gì để vượt qua khó khăn?

Vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia từ tháng 6/2024

Sơn La: Quyết liệt đấu tranh với hàng nhái, hàng giả, gian lận thương mại

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và câu chuyện khởi nghiệp của nhà khoa học trẻ

Bài cuối: Phát huy giá trị tài sản trí tuệ trong phát triển kinh tế

Bài 3: “Tấm hộ chiếu” cho nông sản Việt ra thị trường nước ngoài

Bài 2: Nâng tầm giá trị quả vải thiều tại thị trường nước ngoài

Bài 1: Xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực

Bánh sắn - đặc sản nổi tiếng của Phú Thọ

Bánh tẻ Phú Nhi - sản vật nổi tiếng gần xa của Sơn Tây

Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng: Cần đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường

Mua thiết bị vệ sinh không rõ xuất xứ: Tưởng rẻ hóa đắt

Giả mạo hồ sơ sẽ bị thu hồi Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa