Thứ bảy 10/05/2025 14:09

Xuất khẩu thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long đứng đầu cả nước

Trong các tháng đầu năm nay, giá trị kim ngạch xuất khẩu của 13 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã đạt 2 tỷ USD, tập trung vào các tỉnh như Sóc Trăng, Cần Thơ, Đồng Tháp, Cà Mau. Theo ước tính của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long hiện chiếm 60% tổng giá trị của cả nước.

Đứng đầu xuất khẩu toàn vùng là tỉnh Sóc Trăng với 346,5 triệu USD, chiếm 10,4% cả nước, kế đến là Cà Mau đứng thứ hai với 315,2 triệu USD. Theo VASEP thì đây là 2 tỉnh có thế mạnh về xuất khẩu tôm. Ngoài hai tỉnh nói trên, một số tỉnh khác có giá trị xuất khẩu cao gồm: Đồng Tháp đạt 271 triệu USD, Cần Thơ 277,3 triệu USD, Bạc Liêu 159,4 triệu USD, Long An 147,7 triệu USD, Tiền Giang 120,3 triệu USD, An Giang 119,79 triệu USD…

Nhiều tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang có hồi phục rõ nét trong xuất khẩu thủy sản

Đánh giá từ ngành Công Thương các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, xuất khẩu thủy sản của các địa phương này trong 5 tháng qua đã có nhiều khởi sắc hơn so với cùng kỳ. Để có kết quả trên, các doanh nghiệp trong vùng đã có dự báo trước về thị trường sẽ hồi phục trong năm nay và chuẩn bị tốt vùng nguyên liệu từ cuối năm 2020, từ đó giúp giá trị xuất khẩu tăng.

Đơn cử Công ty CP Chế biến thủy sản Minh Cường (Cà Mau) chia sẻ rằng, tình hình xuất khẩu tôm của doanh nghiệp những tháng đầu năm 2021 tăng trưởng khá. Hiện nay, công ty cố gắng duy trì sản xuất, xuất khẩu và thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt về phòng dịch Covid-19, với quyết tâm không để dịch bệnh vào nhà máy.

Hay Công ty CP Nam Việt (An Giang) cũng có những tín hiệu tăng tốt hơn trong xuất khẩu cá tra. Bà Đỗ Thị Thanh Thủy - Phó Giám đốc Kinh doanh của Nam Việt - cho biết, so với cùng kỳ năm trước xuất khẩu cá tra đã có những tín hiệu tốt hơn. Hiện đơn hàng cho các tháng tới khá dồi dào và doanh nghiệp đang phải vừa đảm bảo an toàn chống dịch vừa duy trì ổn định sản xuất.

Theo ngành Công Thương các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, để xuất khẩu thủy sản đạt mục tiêu đề ra trong năm nay, các tháng tới ngành Công Thương sẽ tiếp tục thực hiện những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp như: Tổ chức các cuộc xúc tiến thương mại online, lắng nghe các vướng mắc trong kinh doanh của doanh nghiệp để kịp thời gỡ khó. Bên cạnh đó, sẽ tập huấn, tuyên truyền mạnh hơn về những lợi thế của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết để doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng có hiệu quả.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Cửu Long

Tin cùng chuyên mục

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo