Thứ sáu 29/11/2024 10:11

Xuất khẩu thực phẩm chế biến sang thị trường Hàn Quốc: Lưu ý 4 xu hướng tiêu dùng

Tiêu dùng thực phẩm chế biến tại thị trường Hàn Quốc đang nổi lên 4 xu hướng, đòi hỏi doanh nghiệp bắt nhịp và đáp ứng.

Theo đại diện Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, thực phẩm chế biến chiếm tỷ trọng khá cao trong nhóm hàng nông, thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc. Năm 2022, quốc gia này nhập khẩu 40 tỷ USD sản phẩm nông, thủy sản, tuy nhiên Việt Nam mới chiếm dưới 3% thị phần, đạt 1,4 tỷ USD, do vậy còn nhiều dư địa để tăng xuất khẩu mặt hàng này.

Qua phân tích, tìm hiểu, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc cũng nhấn mạnh, doanh nghiệp lưu ý 4 xu hướng tiêu dùng đang rất rõ nét tại thị trường Hàn Quốc hiện nay.

Trong đó, xu hướng thực phẩm giản tiện thay thế bữa ăn gia đình với các sản phẩm ăn liền, dễ nấu, dễ ăn đang tăng trưởng nhanh chóng tại Hàn Quốc, nhất là 5 năm trở lại đây. Nguyên do, tình trạng già hoá dân số tại quốc gia này khá nhanh, hộ gia đình phần lớn là gia đình độc thân, thời gian dành cho chế biến bữa ăn gia đình rất ít. Dung lượng thị trường của dòng sản phẩm này hiện đạt gần 2,5 tỷ USD.

Cùng đó là sự lên ngôi của sản phẩm tốt cho sức khoẻ, tăng sức đề kháng như sản phẩm organic. Với dòng sản phẩm này, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc khuyến cáo, doanh nghiệp nên tập trung vào phân khúc sản phẩm dành cho người già và trẻ em. Đây tuy không phải phân khúc có đối tượng tiêu thụ lớn nhưng là thị trường tiềm năng.

Xuất khẩu thực phẩm chế biến sang thị trường Hàn Quốc: Lưu ý 4 xu hướng tiêu dùng

Xu hướng bảo vệ môi trường rất rõ rệt với bao bì đóng gói hạn chế sử dụng nguyên liệu từ nhựa và những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định, quy trình kiểm dịch. Trước đây sản phẩm tiêu thụ trên thị trường Hàn Quốc được thiết kế cầu kỳ nhưng hiện nay sản phẩm thậm chí không cần nhãn mác. Bên cạnh đó là xu hướng tiêu dùng sản phẩm thay thế thịt.

Tiếp đó là mô hình quản trị ESG trong quy trình sản xuất. Xu hướng này bao gồm: Bảo vệ môi trường, kinh tế tuần hoàn; các vấn đề về xã hội như đời sống và môi trường làm việc của người lao động. Đây là những yếu tố doanh nghiệp Hàn Quốc chú ý trong xem xét nhập khẩu sản phẩm.

Để sản phẩm xuất khẩu tiêu thụ tốt tại Hàn Quốc, sản phẩm ngoài cần chất lượng, hương vị còn cần yếu tố bổ trợ như ổn định trong sản xuất, an toàn trong chế biến lưu thông, chữ tín trong cam kết. Có các yếu tố này, doanh nghiệp sẽ thuận lợi trong đàm phán và giữ đối tác lâu dài.

Do đó, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc khuyến cáo, các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp cần dành thời gian nghiên cứu, phân tích thị trường để xác định rõ sản phẩm hướng tới phân khúc tiêu dùng nào, sản phẩm cần đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và đặc biệt là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại thị trường Hàn Quốc.

Cùng với nắm rõ xu hướng tiêu dùng, việc hiểu và chọn kênh phân phối phù hợp cũng là điều kiện cần thiết để đưa hàng hóa thâm nhập vào thị trường. Tại Hàn Quốc hiện có 4 kênh tiêu thụ, gồm: Các cửa hàng tiện lợi, chuỗi đại siêu thị, chợ truyền thống mỗi kênh chiếm 30% lưu lượng hàng hóa; kênh thương mại diện tử chiếm 15%, đây là kênh rất tiềm năng bởi có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, đạt doanh thu 100 tỷ USD năm 2022.

Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc cũng thông tin: Cà phê là mặt hàng rất tiềm năng cho xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Hàn Quốc được đánh giá là thị trường lớn thứ 2 thế giới về tiêu thụ mặt hàng này, quy mô thị trường đạt 6,5 tỷ USD.

Tuy nhiên, cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc đa phần là cà phê nguyên liệu và sản phẩm hoà tan, đóng lon. Phân khúc thị trường cho những sản phẩm này này chỉ đạt 2,5 tỷ USD và tăng không nhiều. Dòng sản phẩm cà phê uống trong cửa hàng có quy khoảng 4 tỷ USD đây là thị trường đích chúng ta có thể thâm nhập.

Để thâm nhập phân khúc này chúng ta bị vướng ở điểm người Hàn Quốc cho rằng uống cà phê Arabica ngon, caffein ít hơn. Thương vụ đang hỗ trợ doanh nghiệp phân tích xu hướng tiêu dùng, hướng dẫn cho người Hàn Quốc cách uống cà phê của Việt Nam”, đại diện Thương vụ Việt Nam tại hàn Quốc cho hay.

Đồng thời gợi ý, thông qua phương thức hỗ trợ các starup mở cửa hàng cà phê nhỏ tạo thành 1 chuỗi để xây dựng và phổ biến văn hóa uống cà phê Việt Nam trong cộng đồng người Hàn Quốc. Với cách làm này, trong thời gian tới kim ngạch xuất khẩu cà phê không chỉ dừng lại ở con số 92 triệu USD năm 2022 mà tăng lên nhanh chóng khi có định hướng tiêu dùng.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Tin cùng chuyên mục

AB InBev Việt Nam cam kết đầu tư vào tương lai bền vững

Mời tham dự Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu xanh 2024

Năm 2024 PV GAS TRADING thiết lập nhiều kỷ lục kinh doanh, vươn tầm cao mới

Hợp tác kinh tế, thương mại trở thành điểm sáng trong quan hệ hai nước Việt Nam - Israel

Canada khởi xướng rà soát ghế bọc đệm nhập khẩu từ Việt Nam

Loạt triển lãm trong lĩnh vực Công Thương khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh

'Kết tinh' giá trị xuất khẩu từ những thương hiệu lớn

Phát triển thương mại điện tử: Cần cân nhắc đến yếu tố phát triển bền vững

Australia và Brazil là 2 thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam

Khai mạc Triển lãm SFS 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

‘Bắt bệnh’ sức cạnh tranh của cá tra Việt

Xuất khẩu gạo: Lo ngại gặp khó tại thị trường trọng điểm

Gia Lai: Tăng cường hạ tầng dịch vụ logistic hỗ trợ cho thương mại điện tử

Thúc đẩy thương mại số cho các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo tại Việt Nam

Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc từ Việt Nam

Hội thảo 'Phát triển thương mại điện tử trong kỷ nguyên số' năm 2024

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu sản phẩm Việt

Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024

90% doanh nghiệp do nữ lãnh đạo là doanh nghiệp vừa và nhỏ