Thứ hai 25/11/2024 12:35

Xuất khẩu thuận lợi, doanh nghiệp thủy sản đặt mục tiêu lợi nhuận cao

Nhiều doanh nghiệp thủy sản lớn đạt doanh thu xuất khẩu cao trong những tháng đầu năm 2022, nên đã đưa ra kế hoạch kinh doanh với nhiều chỉ tiêu cao hơn nhiều so với năm trước.

Đặt chỉ tiêu cao kỷ lục

Những tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản đạt kết quả khả quan, giá các mặt xuất khẩu sản phẩm chủ lực như tôm và cá tra đều tăng, nhiều doanh nghiệp thủy sản đạt kết quả xuất khẩu rất cao.

Theo Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC), hiện giá cá tra đã tăng và còn tiếp tục lên từ nay đến cuối năm. Các đơn hàng xuất khẩu của VHC đã ký tới quý 3/2022, một số đơn hàng ký nguyên năm.

Với giá cá tra xuất khẩu tăng cao, kết quả ba tháng đầu năm, VHC đã ghi nhận tổng doanh thu xuất khẩu tăng 80%, đạt 3.225 tỷ đồng. Hầu hết các thị trường xuất khẩu đều hồi phục, đặc biệt là Mỹ và EU. Giá vốn tăng chậm hơn giúp biên lãi gộp cải thiện từ 15,3% lên 23,8% tương ứng lợi nhuận gộp 778 tỷ đồng, tăng 185% so với cùng kỳ. Mức lợi nhuận trên 540 tỷ đồng, cao gấp 4 lần so cùng kỳ năm 2021.

Với kết quả trên, năm 2022, VHC đặt mục tiêu kinh doanh cao kỷ lục với doanh thu thuần 13.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.500 tỷ đồng, lần lượt tăng 44% và 36% so với thực hiện năm trước. Đây cũng là kế hoạch kinh doanh cao nhất của doanh nghiệp này trong mấy năm gần đây.

Công ty CP Nam Việt cũng đặt kế hoạch kinh doanh năm 2022 tăng trưởng ấn tượng với doanh thu 4.900 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 720 tỷ đồng, lần lượt tăng 40% và tăng 4,8 lần so với thực hiện năm 2021; Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng hơn 318% lên 200 tỷ đồng.

Còn CTCP Đầu tư và phát triển đa quốc gia đặt mục tiêu trong năm 2022 đạt 8.300 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 45% và 900 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng gấp 6,6 lần so với năm trước. Công ty mẹ của IDI là CTCP Tập đoàn Sao Mai (Mã: ASM) cũng đề ra mục tiêu cao với doanh thu 14.700 tỷ đồng, tăng 29%, lợi nhuận sau thuế 1.630 tỷ đồng, gấp 2,3 lần năm ngoái...

Mở rộng xuất khẩu, đầu tư sản phẩm mới

Không chỉ gia tăng các đơn hàng xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp thủy sản đã mở rộng đầu tư, liên kết, xuất khẩu sản phẩm mới.

Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta, với thành quả và sự tự tin khi vượt qua nhiều thách thức, FMC bước vào năm 2022 với tâm thế khá lạc quan, bởi có nhiều tín hiệu tốt cùng cộng hưởng. Đó là hai nhà máy chế biến xây mới đã và sẽ hoạt động trong năm. Đó là sẽ có những sản phẩm mới hoàn toàn đầy sức cạnh tranh hoặc sẽ chế biến những mặt hàng chưa từng chế biến... FMC đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất năm 2022 đạt 5.290 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 320 tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2021 - đây mức lãi trước thuế cao kỷ lục trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp

Hoạt động quý đầu năm FMC có kết quả khá tốt, các con số đều tăng trưởng, khá cao. Quý 2 này FMC sẽ xuất khẩu những lô hàng đầu tiên với mặt hàng mới hoàn toàn cung ứng tới hệ thống phân phối cao cấp ở Hoa Kỳ, khởi đầu cho một bước ngoặt của công ty thành viên Khang An nói riêng, của FMC nói chung.

Doanh nghiệp dự kiến trong năm nay sẽ mở rộng quy mô sản xuất. Cụ thể, nhà máy chế biến tôm mới của Sao Ta sẽ hoàn thành ở đầu quý 3/2022. Sao Ta sẽ đưa dự án 52 ha đất nuôi tôm của KAF vào khai thác trong 6 tháng cuối năm 2022.

Kết thúc quý 1/2022, Công ty cổ phần Đầu tư Đa quốc gia ước đạt hơn 1.000 tỷ đồng doanh thu, gần 200 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là mức kỷ lục về lợi nhuận quý trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp này. Trước bối cảnh giá cá tra tăng cao, Công ty cổ phần Đầu tư Đa quốc gia tự tin khi đang có lợi thế hàng tồn kho lớn và chủ động nguồn nguyên liệu với vùng liên kết hơn 400 ha, chủ động được nguồn nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu.

VASEP dự báo, xuất khẩu thuỷ sản trong tháng 4 vẫn có động lực tăng trưởng ở các thị trường lớn, khi hoạt động giao thương, xúc tiến thương mại đã trở lại trạng thái bình thường. Trong đó, 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn giữ vị trí hàng đầu. Cá tra vẫn giữ vững vị thế quán quân tăng trưởng với dự kiến tăng 80%, đứng thứ hai là tôm tăng 20%...

Theo Báo Hải quan

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính