Thứ hai 23/12/2024 05:04

Xuất khẩu sang Ấn Độ tăng mạnh, cần lưu ý xuất xứ hàng hoá

Trong quý 1/2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 1,92 tỷ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), thời gian qua, hợp tác thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ tăng nhanh từ mức 200 triệu USD (năm 2000) lên hơn 13 tỷ USD (năm 2021).

Bước sang quý đầu tiên năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 1,92 tỷ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ đạt 2,05 tỷ USD. Mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 15 tỷ USD trong cả năm nay.

Thanh long là một trong những mặt hàng Việt Nam có nhiều thế mạnh thúc đẩy xuất khẩu sang Ấn Độ thời gian tới

Phát biểu tại Hội nghị giao thương trực tuyến xúc tiến thương mại và hợp tác doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ 2022 ngày 12/4, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, Ấn Độ là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới.

Dân số Ấn Độ khoảng 1,4 tỷ người với dung lượng thị trường lớn, tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp các nước, trong đó có Việt Nam. Giống như các nước khác, kinh tế Ấn Độ cũng bị ảnh hưởng nặng bởi Covid-19 nhưng đã dần phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng trong năm 2021 và 2022.

“Giai đoạn hiện nay khi cả Ấn Độ và Việt Nam đang thoát ra khỏi cái bóng của dịch Covid-19 và tập trung vào việc phục hồi kinh tế nhanh chóng chính là thời điểm vàng để tập trung vào việc thúc đẩy hợp tác hiệu quả hơ”, ông Tài nói.

Đáng chú ý, trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu quả thanh long, các mặt hàng gia vị như quế, hồi, tiêu, thảo quả… tới Ấn Độ.

Đặc biệt, doanh nghiệp Ấn Độ muốn đầu tư vào sản xuất các sản phẩm nông sản mang giá trị gia tăng tại Việt Nam để xuất khẩu trở lại thị trường Ấn Độ do nhu cầu về thực phẩm chế biến rất cao tại Ấn Độ. Do đó, hai nước còn nhiều dư địa cho hợp tác đầu tư và thương mại các sản phẩm nông sản cũng như hỗ trợ nhau về công nghệ chế biến.

Theo ông T.K.Pandey, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp các doanh nghiệp nhập khẩu Ấn Độ, thị trường Ấn Độ đang mở cửa mạnh mẽ với việc Ấn Độ vừa ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) và trong năm 2022 có thể ký với một số quốc gia khác như Anh, EU, Canada, cộng đồng các nước vùng vịnh.

Dòng hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ đã tăng lên nhiều trong những năm qua. Do đó, để kiểm soát chất lượng hàng hóa và đảm bảo sự công bằng trên thị trường, Chính phủ Ấn Độ đã ban hành Quy tắc hải quan (quản lý quy tắc xuất xứ theo FTA- CAROTAR năm 2020). Đây cũng là những nội dung các doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý khi giao thương với thị trường này.

Ông Yogesh Gaba, chuyên gia về thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) chia sẻ: để nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Ấn Độ, các công ty nhập khẩu ở Ấn Độ phải cung cấp thông tin chi tiết về quốc gia xuất xứ cho các cơ quan chức năng của Ấn Độ để tiến hành thủ tục xác minh khi cần thiết.

CAROTAR 2020 cũng yêu cầu nhà xuất khẩu đảm bảo đáp ứng các tiêu chí xuất xứ theo quy định như yêu cầu về tỷ lệ gia công, nội địa hóa sản phẩm tại nước xuất khẩu phải đáp ứng được yêu cầu từ 35% trở lên. Doanh nghiệp nhập khẩu cũng phải thực hiện thẩm định cơ bản trước khi nhập khẩu hàng hóa đó.

Trường hợp chưa hoàn thành thủ tục xác minh, doanh nghiệp nhập khẩu muốn thông qua lô hàng sẽ phải đặt một khoản tiền bảo lãnh bằng chênh lệch giữa thuế thông thường và thuế ưu đãi.

Theo Quy tắc 3, CAROTAR 2020, để được hưởng mức thuế suất ưu đãi theo FTA, tại thời điểm nộp đơn xin nhập khẩu, nhà nhập khẩu hoặc đại lý phải kê khai, ghi rõ trên vận đơn và tờ khai nhập khẩu (Bill of Entry) về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa; ghi rõ trong hóa đơn nhập cảnh thông báo thuế quan tương ứng đối với từng mặt hàng; xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ đối với từng mặt hàng được yêu cầu thuế suất ưu đãi; nhập chi tiết chứng nhận xuất xứ vào vận đơn.

Ông Yogesh Gaba cũng lưu ý trong trường hợp nếu chứng nhận về xuất xứ không được xuất trình tại thời điểm làm tờ khai hải quan thì ưu đãi thuế quan sẽ không được áp dụng tại thời điểm đó. Tuy nhiên, nhà nhập khẩu có thể bổ sung trong khoảng thời gian nhất định để được hưởng thuế suất ưu đãi.

Theo Báo Hải quan
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024