Thứ hai 05/05/2025 00:49

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm 5 tháng đầu năm 2021 đạt 356,47 triệu USD

Trong 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu mây, tre, cói, thảm đạt 356,47 triệu USD, tăng 76,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, thảm vẫn là chủng loại xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhất.

Tổng cục Hải quan ước tính, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm trong tháng 5/2021 đạt 80 triệu USD, tăng 1,0% so với tháng 4/2021; tăng 113,7% so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu mây, tre, cói, thảm đạt 356,47 triệu USD, tăng 76,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, thảm vẫn là chủng loại xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhất, 4 tháng đầu năm 2021 đạt 140,02 triệu USD, tăng 89,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm 5 tháng đầu năm 2021 đạt 356,47 triệu USD

Về thị trường, 4 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu mây, tre, cói, thảm sang EU đạt 68,73 triệu USD, tăng 57,6% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu thảm sang EU tăng mạnh và là chủng loại được xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường này, đạt 23,13 triệu USD, tăng 133,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu mây, tre, cói, thảm sang Mỹ trong 4 tháng đầu năm 2021 đạt 111,62 triệu USD, tăng 111,0% so với cùng kỳ năm 2020.

Chiếm hơn 50% tổng kim ngạch mây, tre, cói, thảm xuất khẩu sang Mỹ trong 4 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thảm sang Mỹ đạt 58,90 triệu USD, tăng 119,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, nhập khẩu mặt hàng thảm của Mỹ tăng liên tục trong giai đoạn 2010 – 2018; từ 1,74 tỷ USD trong năm 2010, tăng lên 3,10 tỷ USD trong năm 2018. Năm 2019, nhập khẩu thảm của Mỹ giảm nhẹ, nhưng đã tăng trở lại trong năm 2020.

3 thị trường cung cấp chủ yếu mặt hàng thảm cho Mỹ là Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc (chiếm trên 70% tổng kim ngạch nhập khẩu thảm vào Mỹ). 3 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu thảm từ Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tăng mạnh và là thị trường cung cấp nhiều nhất mặt hàng này cho Mỹ.

Tuy nhu cầu nhập khẩu thảm của Mỹ cao như vậy, nhưng nhập khẩu từ thị trường Việt Nam lại rất thấp - trước năm 2018 chỉ đạt vài trăm nghìn USD/năm. Trong 2 năm gần đây, nhập khẩu thảm của Mỹ từ Việt Nam tăng mạnh. Cụ thể, năm 2019 tăng 4.639% so với năm 2018, đạt 29,40 triệu USD; năm 2020 tăng 209,8% so với năm 2019, đạt 91,08 triệu USD. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu thảm của Mỹ từ Việt Nam tăng từ 0,02% trong năm 2018 lên 3,11% trong năm 2020.

Nhu cầu nhập khẩu thủ công mỹ nghệ của Mỹ là rất lớn, nhưng nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam chưa nhiều nên dư địa để cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này còn rất lớn, nhất là khi người tiêu dùng Mỹ có xu hướng chuyển từ đồ thủ công mỹ nghệ của Trung Quốc sang các thị trường khác trong đó có Việt Nam. Dự báo, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang Mỹ, nhất là mặt hàng thảm trong thời gian tới tiếp tục tăng.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hàng hoá Hải Dương vươn xa

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Cảnh báo sớm: Hàng Việt vượt ‘sóng’ phòng vệ thương mại

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 1- Hành trình của những thương hiệu nghìn tỷ

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

Kết nối cung cầu tạo đà đưa nông sản Huế vươn xa

Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ tháng 4/2025

Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng