Thứ hai 25/11/2024 12:03

Xuất khẩu hồ tiêu năm 2022 đạt 963 triệu USD

Đối mặt với nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao, nhu cầu tiêu thụ giảm, năm 2022, xuất khẩu hồ tiêu vẫn đạt 963 triệu USD, tăng 2,7% so với năm 2021.

Xuất khẩu hồ tiêu tăng 2,7%

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam năm 2022 đạt 226 nghìn tấn, trị giá 963 triệu USD, giảm 13,3% về lượng, nhưng tăng 2,7% về trị giá so với năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân hồ tiêu của Việt Nam năm 2022 ước đạt 4.257 USD/tấn, tăng 18,5% so với năm 2021.

Xuất khẩu hồ tiêu năm 2022 đạt 963 triệu USD

Tại thị trường trong nước, năm 2022, giá hồ tiêu nội địa biến động theo xu hướng giảm dần. Sau khi ghi nhận ở mức cao trong quý I/2022 (từ 82.500 - 85.000 đồng/kg vào tháng 2/2022), giá biến động giảm xuống mức thấp nhất trong năm vào quý IV/2022.

Ngày 24/12/2022, giá hồ tiêu đen giảm mạnh từ 2.500 - 3.500 đồng/kg so với ngày 30/11/2022, xuống mức thấp nhất 60.000 đồng/kg tại tỉnh Đồng Nai; mức cao nhất 63.000 đồng/kg tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Giá hồ tiêu trắng ở mức 93.000 đồng/kg, giảm 12.000 đồng/kg so với cuối tháng 11/2022 và thấp hơn nhiều so với mức giá 119.000 đồng/kg cùng kỳ năm 2021.

Năm 2022, ngành hồ tiêu của Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao, nhu cầu tiêu thụ giảm. Do đó, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang nhiều thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc giảm. Nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu toàn cầu giảm do lạm phát tăng cao và chính sách ‘Zezo Covid’ của Trung Quốc. Mặc dù vậy, giá hồ tiêu năm 2022 cao hơn so với năm 2021 dẫn đến trị giá nhập khẩu từ nhiều thị trường tăng’, Cục Xuất nhập khẩu nhận định.

Đồng quan điểm về vấn đề này, bà Hoàng Thị Liên - Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) - cho biết, năm 2022, bối cảnh thế giới có nhiều biến động về các yếu tố địa chính trị, chính sách tài chính tiền tệ của các nước thay đổi liên tục, tình hình lạm phát gia tăng… đã ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu dùng của thế giới. Việc này đã tác động đến xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam. Tuy nhiên, ngành hồ tiêu vẫn đạt được kết quả tích cực.

‘Ước tính cả năm, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sẽ đạt gần 230.000 tấn (giảm 13-14% về sản lượng). Dù vậy, nhờ có sự hồi phục về giá nên kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu cả năm dự kiến vẫn tăng nhẹ 2%, đạt gần 970 triệu USD, cao hơn con số 950 triệu USD năm 2021’, bà Hoàng Thị Liên chia sẻ.

Vẫn đối diện với khó khăn trong ngắn hạn

Cục Xuất nhập khẩu nhận định, năm 2023, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn trong bối cảnh giá thế giới chịu áp lực do nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu tiêu thụ thấp. Nhu cầu hồ tiêu sẽ giảm mạnh vào quý I/2023 với mùa đông rất khó khăn ở khu vực EU, do cuộc khủng hoảng năng lượng.

Hiện EU đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng khiến lạm phát tăng cao, kinh tế suy giảm. Dự báo trong ngắn hạn, nhập khẩu hồ tiêu của các thị trường Đức, Anh, Pháp sẽ duy trì ở mức thấp. Về dài hạn, nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu tại thị trường châu Âu sẽ tăng trở lại khi các vấn đề về năng lượng, lạm phát được giải quyết, sẽ tác động tích cực lên ngành hồ tiêu Việt Nam’, Cục Xuất nhập khẩu cho biết.

Đối với thị trường Trung Quốc, dự báo năm 2023, nhu cầu nhập khẩu hồ tiêu của thị trường chưa thể bứt phá mạnh, mặc dù Trung Quốc đã nới lỏng chính sách ‘Zero Covid’. Dự kiến phải đến đầu quý II/2023, sức mua của thị trường Trung Quốc mới có thể tăng trở lại.

Hiện vụ thu hoạch hồ tiêu vụ mùa năm 2023 tại Việt Nam đã bắt đầu tại một số địa phương. Qua Tết Nguyên đán sẽ bắt đầu mùa vụ thu hoạch chính và kéo dài đến hết tháng 4. Dự kiến sản lượng hồ tiêu vụ mùa năm 2023 sẽ tăng khoảng 5% so với năm 2022, đạt 180.000 - 185.000 tấn.

Thời điểm này trùng với hàng vụ mới của Việt Nam được đưa ra thị trường. Do đó, Cục Xuất nhập khẩu khuyến nghị, ngành hồ tiêu Việt Nam cần tăng khả năng hợp chuẩn theo các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là về các khía cạnh như dư lượng hóa chất, các tiêu chí sản xuất bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh chế biến sâu, tạo ra những sản phẩm mới giúp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Mặt khác, các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA); Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) sẽ giúp ngành hồ tiêu Việt Nam tạo lợi thế cạnh tranh hơn so với các nước chưa có hiệp định. Để khai thác tốt thị trường tiềm năng lớn này, ngành hồ tiêu Việt Nam cần xây dựng và phát triển các vùng sản xuất, tuân thủ các quy trình thực hành nông nghiệp tốt, tiêu chuẩn quốc tế; tăng cường kiểm soát, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất hồ tiêu, nhằm tạo ra sản phẩm hồ tiêu đáp ứng yêu cầu của thị trường châu Âu.

‘Ngành gia vị Việt Nam nói chung và ngành hồ tiêu nói riêng đã ổn định và đang đi vào chuỗi giá trị của thế giới. Ngoài ra, ngành hồ tiêu Việt Nam cũng được đánh giá cao về năng lực chế biến với tỷ lệ hàng qua chế biến hiện chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu’, bà Hoàng Thị Liên chia sẻ và nhận định, với những thành tích đạt được trong năm 2022, ngành gia vị Việt Nam sẽ vẫn duy trì được nhịp độ chế biến sản xuất và xuất khẩu.

Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu hồ tiêu xay hoặc nghiền xuất khẩu sang EU giảm từ 4% xuống còn 0%... So sánh với các nước có cùng lợi thế xuất khẩu như Việt Nam thì Indonesia, Malaysia, Ấn Độ đều chưa có ký kết hiệp định tự do thương mại với châu Âu.

Do đó, bà Hoàng Thị Liên khuyến nghị, Hiệp định EVFTA chính là một lợi thế mà các doanh nghiệp cần quan tâm dành thời gian đầu tư, tìm hiểu hiểu để có thể vận dụng tối đa các cam kết trong hiệp định. ‘Đây chính là khuôn khổ pháp lý để Việt Nam có thể đi sâu hơn vào thị trường EU và mở rộng thêm các thị trường khác như Đông Âu, Ba Lan, Nga…’, bà Hoàng Thị Liên cho biết.

Năm 2022 dự báo xuất khẩu gia vị của Việt Nam đạt khoảng 1,5 tỷ USD, tăng so với mức 1,4 tỷ USD của năm 2021.
Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: thị trường Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Tổng cục Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc