Xuất khẩu sầu riêng ‘bớt nóng’

Trung Quốc siết kiểm tra vàng O và Cadimi khiến xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam chậm lại. Đây cũng là thời điểm sốc lại ngành hàng này sau thời gian tăng nóng.
Sầu riêng và câu chuyện phản ứng chính sách Siết kiểm tra từ gốc sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc Sầu riêng đông lạnh Việt Nam vẫn ‘vắng bóng’ tại Trung Quốc

Thị trường đã thông nhưng doanh nghiệp vẫn ngại

Nếu như vào thời điểm này năm ngoái, sầu riêng trái vụ của Việt Nam đã trở thành sản phẩm độc quyền tại thị trường Trung Quốc, nhờ vậy giá bán tăng gấp 2 - 3 lần so với bình thường. Nhưng năm nay, doanh nghiệp Việt lại ngại xuất khẩu dù nhu cầu thị trường này vẫn đang có nhu cầu rất lớn.

Xuất khẩu sầu riêng ‘bớt nóng’
Xuất khẩu sầu riêng ‘bớt nóng’

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về vấn đề này, ông Nguyễn Đình Tùng - CEO Vina T&T - cho biết, từ cuối năm ngoái, Trung Quốc áp dụng chính sách kiểm tra 100% lô hàng sầu riêng nhập khẩu từ các thị trường trong đó có Việt Nam, điều này khiến kéo dài thời gian thông quan, gia tăng nguy cơ hư hỏng hàng hóa và doanh nghiệp thận trọng hơn trong xuất khẩu. Các doanh nghiệp tạm ngừng để hoàn thiện thủ tục.

Đến thời điểm này, mặc dù thị trường Trung Quốc cũng đã công nhận các phòng thí nghiệm của Việt Nam, về phía doanh nghiệp cũng đã đặt kế hoạch xuất khẩu trở lại vào cuối tháng 2, tuy nhiên, doanh nghiệp lại lùi lại thời gian này để có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng hơn trong tất cả các khâu trong chuỗi liên kết, đảm bảo chất lượng sầu riêng xuất khẩu được cao nhất.

“Mặc dù nhu cầu thị trường rất lớn. Nhưng thị trường này vẫn đang siết chặt việc quản lý chất vàng O và Cadimi. Việc xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, doanh nghiệp sẽ lấy từ nhiều nhà vườn, nếu chỉ một nhà vườn chẳng may bị nhiễm, khi hàng sang Trung Quốc thì doanh nghiệp sẽ phải tiêu hủy toàn bộ, thiệt hại là rất lớn. Do đó, doanh nghiệp chọn cách đi chậm lại để xây dựng lại quy trình chuỗi liên kết chuẩn xuất khẩu”, ông Nguyễn Đình Tùng thông tin.

Cũng theo ông Nguyễn Đình Tùng, hiện một số doanh nghiệp gặp tình trạng nhà vườn sầu riêng không hợp tác trong việc xét nghiệm các chất vàng O hay Cadimi, tuy nhiên, với các nhà vườn trong chuỗi liên kết của doanh nghiệp đặt hàng thì không gặp trường hợp này. Dù vậy, doanh nghiệp cũng không dám đánh cược thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp. Mọi việc cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, khi đó, doanh nghiệp mới xuất khẩu trở lại. Việc xuất khẩu trở lại cũng sẽ được triển khai trong thời gian sớm nhất.

Đề nghị mở rộng các phòng xét nghiệm

Đắk Lắk là tỉnh có diện tích, sản lượng sầu riêng lớn nhất cả nước. Niên vụ 2024, tỉnh Đắk Lắk có khoảng 38.800ha sầu riêng, tăng 4.510ha so với năm 2023. Sản lượng sầu riêng xuất khẩu mang về cho tỉnh hàng trăm triệu USD mỗi năm.

“Vụ mùa năm nay, sầu riêng mới đang ra hoa, đậu trái, do đó, cũng chưa thể nói về việc có được mùa hay không”, ông Vũ Đức Côn – Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Đắk Lắk - trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.

Cũng theo ông Vũ Đức Côn, do vụ mùa thu hoạch chính của sầu riêng Đắk Lắk vào khoảng tháng 7, tháng 8, do đó, tác động của việc siết chặt kiểm tra vàng O và Cadimi chưa ảnh hưởng đến sầu riêng của địa phương này. “Theo thông tin mà chúng tôi nắm được, khu vực miền Tây là nơi chủ yếu phát hiện ra sầu riêng nhiễm Cadimi, vàng O. Với thổ nhưỡng, đất đai và việc chăm sóc của người dân Tây Nguyên thì nhiễm Cadimi cũng không đáng ngại bằng khu vực miền Tây”, ông Vũ Đức Côn nói.

Tuy nhiên, theo quy định của thị trường, Trung Quốc không quan tâm đến việc sầu riêng ở đâu mà đưa ra yêu cầu chung đó là kiểm tra 100% chất vàng O và sầu riêng trước khi xuất khẩu. Do đó, ông Vũ Đức Côn cũng lo ngại không phải ở khâu trồng mà ở khâu thu hoạch, sơ chế trước khi xuất khẩu.

"Vàng O được người dân xử lý lúc cắt trái và chuẩn bị mang đi xuất khẩu. Do đó, chúng tôi kiến nghị siết chặt quản lý việc sử dụng chất này", ông Vũ Đức Côn nói.

Cũng theo ông Vũ Đức Côn, thông tin mà chúng tôi nhận được là đến cuối tháng 2/2025, Việt Nam có 6 trung tâm xét nghiệm chất vàng O trong sầu riêng được Trung Quốc công nhận. Đắk Lắk là thủ phủ trồng sầu riêng. Trong khi đó, các trung tâm này nằm ở Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và Cà Mau.

Việc các trung tâm xét nghiệm chất vàng O trong sầu riêng quá xa Đắk Lắk cũng gây ra những rủi ro cho doanh nghiệp và người dân. Bởi việc phát hiện ngay tại gốc thì sẽ có cách xử lý kịp thời hơn. Do đó, ông Vũ Đức Côn kiến nghị đưa các trung tâm xét nghiệm, kiểm định về địa phương và đẩy mạnh xã hội hóa, sẽ có nhiều cơ sở làm việc này và việc phân bố cũng sẽ hợp lý hơn.

Theo số liệu của Cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu rau quả của Việt Nam chỉ đạt 687 triệu USD, giảm 15,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số 30 thị trường nhập khẩu chính, Trung Quốc ghi nhận mức giảm mạnh nhất, chỉ đạt 306 triệu USD, giảm 39% - mức giảm sâu nhất từ trước đến nay.

Việc thị trường Trung Quốc siết chặt quản lý theo ông Nguyễn Đình Tùng cũng là vấn đề bình thường nhằm bảo vệ người tiêu dùng của họ và các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam buộc phải thích ứng. Đây cũng là cách để sàng lọc những doanh nghiệp, nhà vườn làm thật, làm tốt, tránh tình trạng tăng trưởng nóng như thời gian vừa qua.

Năm nay, do việc xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc có phần chững lại, nhưng bù lại các đơn hàng xuất khẩu dừa tươi của Vina T&T sang thị trường này lại rất tốt. Ngoài thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp cũng xuất khẩu sang nhiều thị trường khác như Mỹ, EU,….

Với những sự thay đổi về quy định xuất khẩu tại các thị trường, do đó, Vina T&T cũng đang điều chỉnh mục tiêu kinh doanh. Nếu thời điểm đầu năm, doanh nghiệp này đặt mức tăng trưởng xuất khẩu 20% thì nay còn khoảng 12%.

“Với sầu riêng, tôi cho rằng, việc xuất khẩu sẽ sớm lấy lại phong độ và ngành hàng này sẽ phát triển bền vững. Mức giá sầu riêng hiện nay thấp hơn khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức giá này cũng đảm bảo thu nhập cho bà con”, ông Nguyễn Đình Tùng thông tin.

Sầu riêng trái vụ của Việt Nam kéo dài đến cuối tháng 3. Từ giữa tháng 4, các tỉnh miền Tây bắt đầu bước vào mùa thu hoạch sầu riêng chính vụ. Như vậy, “mùa vàng” hái ra tiền của ngành hàng này đang dần qua.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu rau quả

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Cám gạo, cám gạo chiết ly là những mặt hàng vừa được ký Nghị định thư xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc mở ra cơ hội cho phụ phẩm lúa gạo Việt Nam.
Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Thành phố Đà Nẵng gặp gỡ, đối thoại, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và logistics trên địa bàn.
Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Ngày 17/4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng thuế đối ứng lên hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.
Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Chiều 17/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp xây dựng Nghị định mới quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Sau khi chạm đáy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trở lại và đang đứng đầu thế giới. Dự báo, giá gạo xuất khẩu trong thời gian tới tiếp tục giữ đà tăng.

Tin cùng chuyên mục

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025 mở ra cơ hội để doanh nghiệp thực phẩm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, kết nối đối tác, mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu.
Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Hiệp định EVFTA đã, đang và sẽ giúp hàng Việt Nam chinh phục thị trường Áo trong bối cảnh cần đa dạng hoá thị trường xuất khẩu như hiện nay.
Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Xuất khẩu rau, quả quý I giảm 2 con số. Cùng với kiểm soát chặt chất lượng, chọn đi cửa ngách, trồng trái vụ, kỳ vọng xuất khẩu rau, quả đạt mục tiêu đặt ra.
Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng và vận hành hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại.
Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký các Nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo sang Trung Quốc.
Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Quý I/2025, dệt may tiếp tục đứng trong nhóm ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD, một số doanh nghiệp đạt doanh thu tốt ngay quý đầu tiên của năm.
Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam, Bộ Công Thương ký thỏa thuận hợp tác với bộ, ngành, địa phương Trung Quốc.
Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Hợp tác kinh tế, thương mại là điểm sáng trong tổng thể quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Quan hệ hợp tác ngày càng thực chất và hiệu quả tới các cấp địa phương.
Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Từ đầu năm 2025 đến nay, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp xúc tiến nhằm thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc.
Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Trong 3 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các loại hình qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt hơn 17,8 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ.
Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Để chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu tăng cường quản lý nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu.
Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025 được kỳ vọng thúc đẩy kết nối thương mại; là giải pháp giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Khối lượng xuất khẩu cà phê chế biến sâu đã tăng từ mức 8,8% năm 2022 lên 9,6% năm 2024. Đây là một chỉ dấu tốt cho sự tăng trưởng xuất khẩu của ngành.
Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025 không chỉ tập trung kết nối doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong và ngoài nước mà là cầu nối để quảng bá du lịch Việt Nam
TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS.Tô Hoài Nam cho rằng, doanh nghiệp cần xanh hóa sản phẩm, tận dụng FTA để đa dạng thị trường xuất khẩu, ứng phó với khó khăn hiện tại.
Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên cho biết, Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN để cùng nhau xử lý những khó khăn liên quan đến thuế quan của Hoa Kỳ.
Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng toàn ngành 4% và kim ngạch xuất khẩu 65 tỷ USD, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt chỉ tiêu cho từng nhóm ngành hàng cụ thể.
EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU đang siết nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc như thép, điện tử... Doanh nghiệp Việt Nam cùng xuất khẩu mặt hàng này cần lưu ý một số nguy cơ.
Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Thu về gần 4 tỷ USD xuất khẩu trong quý I/2025, ngành gỗ và lâm sản chủ động thích ứng yêu cầu của thị trường, hướng đến phát triển bền vững.
Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan mới của Mỹ đang tạo ra những biến động đáng kể trong thị trường tiêu dùng Mỹ, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của nhiều mặt hàng.
Mobile VerionPhiên bản di động