Chủ nhật 22/12/2024 12:33

Xuất khẩu hàng hóa sang Myanmar: Hấp dẫn nhưng cần thận trọng

Có vị trí địa lý thuận lợi, nhu cầu cao về hàng Việt Nam, Myanmar là một trong những thị trường trọng điểm mà Bộ Công Thương triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại.

Liên tục được tổ chức thường niên trong nhiều năm gần đây, Hội chợ hàng Việt Nam tại Myanmar là sự kiện được doanh nghiệp hai bên mong đợi.

Hàng Việt tại thị trường Myanmar

Hội chợ hàng Việt Nam tại Myanmar 2019 diễn ra mới đây đã thu hút sự tham gia của gần 80 doanh nghiệp Việt Nam trưng bày hơn 120 gian hàng trên diện tích 2.700m2, mang tới cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng Myanmar các sản phẩm đa dạng thuộc nhiều nhóm ngành hàng: Thực phẩm và đồ uống, máy móc và thiết bị, hàng tiêu dùng, dược phẩm, thiết bị và linh kiện, các giải pháp thông minh, dịch vụ ngân hàng…

Hội chợ hàng Việt Nam tại Myanmar là một trong những sự kiện xúc tiến thương mại thường niên được Bộ Công Thương tổ chức tại thị trường này trong nhiều năm qua. Sự kiện đã trở thành cầu nối hiệu quả, có tác dụng tích cực giúp doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu, mở rộng hệ thống phân phối hàng hóa, tìm hiểu chính sách kinh tế và môi trường đầu tư của Myanmar. Sau nhiều năm tổ chức, phương thức xúc tiến thương mại thông qua hội chợ cũng thay đổi, thay vì mang hàng hóa đến hội chợ rồi mới chào hàng thì doanh nghiệp đã chủ động gửi mẫu hàng hóa cho đối tác xem trước khi hội chợ diễn ra, giúp bạn hàng nắm rõ đặc tính sản phẩm, từ đó dễ tiếp cận thị trường hơn. Theo Thương vụ Việt Nam tại Myanmar, kinh doanh tại Myanmar đang có nhiều thuận lợi vì sản xuất của nước bạn còn yếu và thiếu, nhiều lĩnh vực hàng hóa còn nhiều dư địa phát triển; chưa có rào rản kỹ thuật cao đối với hàng hóa nhập khẩu. Myanmar cũng là thành viên của ASEAN, sản phẩm nhập khẩu ưu đãi về thuế trong nội khối và với các đối tác ASEAN.

Bên cạnh đó, thị trường Myanmar tiềm năng đối với các mặt hàng và dịch vụ từ Việt Nam như: Sắt thép và sản phẩm từ sắt thép, sản phẩm và thiết bị điện, xe máy và xe đạp, thực phẩm và nguyên liệu chế biến thực phẩm, hàng điện tử và điện gia dụng, xây dựng, công nghệ thông tin, viễn thông…

Nắm bắt cơ hội thông qua các sự kiện xúc tiến thương mại, hiện nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thiết lập được mạng lưới phân phối, tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Myanmar, trong đó có thể kể tên các doanh nghiệp đã xây dựng được thương hiệu uy tín và hệ thống phân phối rộng khắp tại thị trường sở tại như: Hanvico, Điện Quang, Lioa, Cadivi, Bitas, Hải Hà, Nhựa Duy Tân, Minh Long… được người tiêu dùng Myanmar rất ưa chuộng. Hiện nay, đã có hơn 220 đại diện thương mại Việt Nam hoạt động kết nối, giao thương, đầu tư sôi động trên nhiều lĩnh vực tại thị trường Myanmar.

Tuy nhiên, Thương vụ Việt Nam tại Myamar cũng khuyến cáo, Myanmar cũng có những khó khăn nhất định do duy trì chế độ cấp phép xuất nhập khẩu; thông quan hàng hóa còn chậm nên những mặt hàng có thời hạn sử dụng ngắn gặp rất nhiều bất lợi, giảm sức cạnh tranh; phần lớn người dân Myanmar có mức thu nhập thấp, khó để tiếp cận với các sản phẩm chất lượng vừa và cao; thói quen, hành vi mua sắm của người dân vẫn quan tâm đến giá rẻ…

Chưa kể, cần phải nắm rõ luật pháp của quốc gia này trong giao dịch. Cụ thể, một số doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu trắng và tiêu đen sang Myanmar trong thời gian từ giữa năm 2018 đến đầu năm 2019 thường xuyên bị nhà nhập khẩu là Công ty Ngwe Galon Min từ chối làm thủ tục nhận hàng với lý do gặp khó khăn về tài chính, chất lượng hạt tiêu không đảm bảo… Doanh nghiệp này chỉ thanh toán tiền đặt cọc từ 10-30% giá trị lô hàng và trì hoãn thanh toán, thậm chí từ chối nhận hàng khi hàng đã đến cảng Yangon, Myanmar. Lý do chủ yếu do giá tiêu xuống thấp vào thời điểm giao hàng so với dự kiến ban đầu. Một số nhà xuất khẩu Việt Nam đã phải làm thủ tục tái xuất về nước để tránh thiệt hại.

Đáng lưu ý, theo quy định của Myanmar, nếu hàng hóa nhập khẩu cập cảng mà không làm thủ tục thông quan trong vòng 60 ngày thì lô hàng đó sẽ được đưa ra đấu giá, sung công quỹ. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần cẩn trọng khi hợp tác, giao dịch và xuất khẩu sang thị trường Myanmar để tránh thiệt hại.

Kim ngạch thương mại Việt Nam - Myanmar có sự tăng trưởng mạnh, từ 152 triệu USD năm 2010 lên gần 860 triệu USD năm 2018 và ước đạt 1,05 tỷ USD trong năm 2019, sớm vượt mục tiêu 1 tỷ USD năm 2020. Hiện Việt Nam là nhà đầu tư lớn thứ 7 tại Myanmar với tổng số vốn gần 2,2 tỷ USD.
Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024