Thứ ba 26/11/2024 02:38

Xuất khẩu chè những tháng cuối năm vẫn thiếu tín hiệu tích cực

Triển vọng xuất khẩu chè những tháng cuối năm 2023 chưa có tín hiệu tích cực, khi nhu cầu tiêu thụ chè tại các quốc gia bị hạn chế trước sức ép của lạm phát.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu chè của Việt Nam đạt 82 nghìn tấn, trị giá 140,8 triệu USD, giảm 14,2% về lượng và giảm 15,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Giá chè xuất khẩu bình quân đạt 1.717,3 USD/ tấn, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2022.

Xuất khẩu chè những tháng cuối năm 2023 vẫn thiếu vắng tín hiệu tích cực

Riêng trong tháng 9/2023, xuất khẩu chè đạt 11,1 nghìn tấn, trị giá 18,9 triệu USD, giảm 16,2% về lượng và giảm 11% về trị giá so với tháng 9/2022. Giá chè xuất khẩu bình quân trong tháng 9/2023 đạt 1.711,1 USD/tấn, tăng 6,2% so với tháng 9/2022.

Thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2023

Nguồn: Tính toán theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan

Xuất khẩu chè tới các thị trường chính đều giảm đáng kể trong 9 tháng đầu năm 2023. Trong đó, thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành chè là Pakistan vẫn đang đối mặt với tình trạng lạm phát và lãi suất cao, cùng với đó là tình trạng thiếu ngoại tệ khiến các nhà nhập khẩu hạn chế mua chè. Do đó, chè xuất khẩu tới thị trường Pakistan tiếp tục xu hướng giảm.

Trong 9 tháng đầu năm 2023, chè xuất khẩu tới thị trường này đạt 33,4 nghìn tấn, trị giá 64,5 triệu USD, giảm 12,3% về lượng và giảm 10% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Tiếp theo là xuất khẩu tới thị trường Đài Loan (Trung Quốc) đạt 10,7 nghìn tấn, trị giá 17,9 triệu USD, giảm 8,3% về lượng và giảm 10,2% về trị giá; tới Nga đạt 5 nghìn tấn, trị giá 8,4 triệu USD, giảm 32,6% về lượng và giảm 35,2% về trị giá…

Trong số các thị trường xuất khẩu chủ lực trong 9 tháng đầu năm 2023, Iraq và Ả Rập Xê-út là 2 thị trường ghi nhận mức tăng trưởng xuất khẩu 2 con số. Theo đó, tại thị trường Iraq tăng 48,8% về lượng và 32,9% về giá trị; còn tại thị trường Ả Rập Xê-út tăng 12,2% về lượng nhưng lại giảm 3,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Các chuyên gia trong ngành nhận định, triển vọng xuất khẩu chè những tháng cuối năm 2023 chưa có tín hiệu tích cực, khi nhu cầu tiêu thụ chè tại các quốc gia bị hạn chế trước sức ép của lạm phát.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chè cũng gặp khó khăn khi các quy định về hàng rào kỹ thuật ngày càng khắt khe, khiến doanh nghiệp chè Việt Nam chưa đáp ứng và tận dụng được cơ hội từ các FTA mà Việt Nam đã ký kết.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu chè

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính