Thứ tư 27/11/2024 09:27

Xuất khẩu cà phê thuận lợi, Việt Nam đẩy mạnh chế biến sâu, sản xuất xanh

Xuất khẩu cà phê đang gặp nhiều thuận lợi nhờ giá tăng. Việt Nam đang hướng tới xuất khẩu bền vững bằng cách tăng chế biến sâu và sản xuất xanh.

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc tuần giao dịch 23 - 29/10, giá cà phê đảo chiều giảm sau hai tuần tăng liên tiếp. Trong đó, giá Robusta mất 3,87% và giá Arabica thấp hơn 2,6% so với tham chiếu. Triển vọng nguồn cung tích cực tại cả hai quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới gây sức ép lên giá.

Giá cà phê giảm nhẹ trong tuần vừa qua

Mưa đã giảm tại khu vực trồng cà phê chính của Việt Nam, thay vào đó là thời tiết khô ráo tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân đẩy mạnh tiến độ thu hoạch vụ mới. Điều này cũng đưa đến kỳ vọng cà phê vụ mới sớm được bổ sung ra thị trường, từ đó giảm bớt khó khăn trong xuất khẩu cà phê tại Việt Nam.

Tại Brazil, mưa trở lại khu vực canh tác chính, giúp cây cà phê có điều kiện phát triển tốt hơn. Đồng thời, dữ liệu xuất khẩu cà phê tại quốc gia này cũng đang cho thấy sự tích cực. Theo Hiệp hội Những nhà Xuất khẩu Cà phê Brazil (CECAFE), trong 25 ngày đầu tháng 10, Brazil đã xuất đi 3,52 triệu bao cà phê, tăng mạnh so với mức 2,09 triệu bao trong cùng kỳ tháng trước.

Tuy vậy, mưa lan rộng tại Brazil cũng khiến vận chuyển cà phê khó khăn hơn, từ đó hạn chế đà giảm của giá. Các nhà xuất khẩu cà phê tiếp tục lo lắng về tình trạng thiếu hụt xe tải và container.

Tại thị trường nội địa, khép lại tuần trước (23 - 29/10), giá cà phê nội địa giảm trung bình 600 đồng/kg. Tuy nhiên, ghi nhận sáng nay (30/10), giá cà phê tại Tây Nguyên đi ngang so với hôm qua, dao động khoảng 58.700 - 59.500 đồng/kg. Hiện nay, người dân tại các vùng trồng đang tiến hành thu hái cà phê chín bói.

Xuất khẩu cà phê nhìn chung vẫn gặp nhiều thuận lợi (Ảnh: TTXVN)

Dù có sự sụt giảm nhẹ trong tuần vừa qua, song xuất khẩu cà phê nhìn chung đang gặp nhiều thuận lợi nhờ giá tăng cao.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp cà phê Việt Nam đã “bắt tay” với nhà đầu tư nước ngoài, nhất là nhà đầu tư EU để nâng cao năng lực chế biến cà phê. Cụ thể, Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex đang có 13 nhà máy chế biến cà phê nhân ở những vùng nguyên liệu trọng điểm, nhưng Công ty còn sở hữu nhà máy chế biến cà phê hòa tan Intimex Bình Dương, được đầu tư xây dựng trên dây chuyên công nghệ tiên tiến của Tập đoàn GEA Niro (Đan Mạnh).

Hoặc, một số doanh nghiệp nước ngoài cũng đã rót vốn vào Việt Nam để xây dựng nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu. Mới đây, 2 doanh nghiệp châu Âu là Louis Dreyfus Company (LDC) và Instanta Sp. z o.o. (Instanta) đã đưa vào hoạt động liên doanh ILD Coffee Việt Nam với nhà máy chế biến cà phê có công suất 5.600 tấn/năm tại Bình Dương…

Ngoài ra, đứng trước những thách thức từ thị trường, biến đổi khí hậu, Quy định chống phá rừng châu Âu (EUDR) của Ủy ban châu Âu ban hành,… ngành cà phê Việt đang dần chuyển sang chặng đường tăng trưởng xanh, minh bạch, trách nhiệm hướng tới tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến năm 2022, có khoảng 26,14% diện tích cà phê của Việt Nam được cấp các chứng nhận trong sản xuất cà phê tiêu chuẩn và bền vững gồm: 4C UTZ Certified, VietGAP, Organic, Rainforest Alliance, FLO, GlobalGAP, FairTrade và HACCP.

Trong đó, Đắk Lắk đang có 45.674ha cà phê được áp dụng quy trình sản xuất bền vững có chứng nhận. Tại Gia Lai ngoài 36.620ha cà phê sản xuất theo các tiêu chuẩn chứng nhận, tỉnh còn có trên 12.069ha cà phê ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước...

Quảng Trị cũng thực hiện dự án “Cà phê nông lâm kết hợp” ở huyện Hướng Hóa. Thông qua mô hình cà phê nông lâm kết hợp bền vững, chất lượng cao, công bằng và thân thiện với rừng, dự án được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện sinh kế cho các hộ sản xuất cà phê quy mô nhỏ ở huyện; góp phần giảm thiểu tính dễ bị tổn thương và quản lý hiệu quả diện tích rừng tự nhiên.

Đặc biệt, việc chuyển đổi sang mô hình nông lâm kết hợp hữu cơ sẽ hỗ trợ cho kế hoạch thích ứng quốc gia của Việt Nam. Lượng các bon hấp thụ được có thể giúp Việt Nam đáp ứng các đóng góp do quốc gia tự quyết định nhằm giảm 9% phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường.

Đầu năm nay, 3 dự án sản xuất cà phê phát thải thấp được khởi động Tây Nguyên. Theo đó, hơn 48.000 nông dân sẽ được nâng cao năng lực sản xuất, đa dạng hóa cây trồng, tiếp thu và thực hành các biện pháp sản xuất bền vững. Từ đó, cải thiện điều kiện vườn trồng, bảo tồn tài nguyên đất và nước, và cải thiện thu nhập.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu cà phê

Tin cùng chuyên mục

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD