Thứ hai 23/12/2024 15:46

Xuất khẩu cà phê: “Cú huých” từ EVFTA

EU hiện là thị trường lớn thứ hai của cà phê Việt Nam, chiếm trên 42% lượng cà phê xuất khẩu (XK). Theo nhiều chuyên gia kinh tế, thị phần tại thị trường EU có khả năng tăng cao, đặc biệt sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực.

Với cú huých của Hiệp định EVFTA, mặt hàng cà phê Việt Nam có thể gia tăng giá trị vào thị trường EU trong thời gian tới do cà phê Việt Nam XK sang EU được hưởng thuế suất bằng 0%. Mặt khác, trong số 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được EU cam kết bảo hộ khi EVFTA chính thức đi vào thực thi, có cà phê Buôn Ma Thuột. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành cà phê Việt Nam với các đối thủ tại thị trường EU.

Tiến sĩ Nguyễn Trung Kiên - Trưởng bộ môn Thị trường Ngành hàng (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn) - đánh giá, Hiệp định EVFTA sẽ có tác động nhiều đến XK mặt hàng cà phê tan của Việt Nam sang các nước EU do thuế quan được cắt giảm từ 15% xuống 0%. Đây là cơ hội để phát triển chế biến sâu và chế biến tinh cà phê. Qua đó, nâng cao giá trị gia tăng và giảm phụ thuộc vào biến động giá cà phê nhân trong bối cảnh giá cà phê nhân toàn cầu giảm do tình trạng dư cung.

Trên thực tế, để tận dụng cơ hội này, nhiều DN trong và ngoài nước đã và đang đầu tư mở rộng quy mô sản xuất cà phê chế biến. Tuy nhiên, ông Nguyễn Trung Kiên cũng lưu ý, hiện, cơ cấu giá trị XK mặt hàng này sang các nước EU dù tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ. Việt Nam chủ yếu XK cà phê chưa rang, chưa khử caffein.

Số liệu của Hiệp hội Cà phê, Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho thấy, dù lượng cà phê Việt Nam XK sang EU khá lớn, chiếm trên 8,5% tổng lượng cà phê nhập khẩu của thị trường này, song tỷ lệ cà phê chế biến còn thấp, chỉ 5 - 7% lượng cà phê Việt Nam XK. Năm 2020, EU dự kiến sẽ tăng nhập khẩu thêm 2 triệu bao cà phê, đạt mức 49,5 triệu bao cà phê, chiếm gần 45% lượng nhập khẩu cà phê hạt của toàn thế giới. Điều đó cho thấy, thị trường EU đang phát triển ổn định với tiềm năng to lớn đối với cà phê Việt Nam.

Ông Nguyễn Viết Vinh - Tổng Thư ký Vicofa:

Việc tăng tỷ trọng cà phê chế biến sẽ nâng cao giá trị gia tăng cho cà phê Việt Nam, đồng thời, giảm bớt ảnh hưởng bởi biến động giá trên thị trường kỳ hạn quốc tế, vốn là các sàn giao dịch chính cho thương mại cà phê.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Thị trường châu Âu châu Mỹ

Tin cùng chuyên mục

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công