Thứ tư 13/11/2024 02:43

Xu hướng tất yếu phát triển rừng cao su theo hướng bền vững

Mặc dù Việt Nam đã tiếp cận quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng theo thông lệ quốc tế từ khá sớm, nhưng trên thực tế, việc triển khai còn rất chậm. Rừng trồng cao su do doanh nghiệp (DN) vẫn chưa đẩy mạnh triển khai trồng rừng theo hướng bền vững.

Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo “Thúc đẩy trồng rừng cao su bền vững và chứng chỉ quản lý rừng bền vững - FSC cho các DN cao su tại Việt Nam” diễn ra ngày 24/7, tại TP. Hồ Chí Minh.

Các chuyên gia thảo luận về tầm quan trọng của chứng chỉ FSC với việc trồng rừng cao su tại Việt Nam

Ông Võ Hoàng An- Phó Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA)- cho biết, với diện tích các vườn cây cao su thanh lý đang gia tăng trong thời gian gần đây, gỗ cao su ngày càng đóng góp vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng của ngành gỗ, sản phẩm gỗ; góp phần giảm áp lực nhập khẩu và gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho ngành gỗ Việt cũng như ngành cao su Việt Nam.

Theo các số liệu của VRA, trong năm 2016, gỗ cao su đã đóng góp khoảng 31,7% vào tổng giá trị xuất khẩu 4,85 tỷ USD của toàn ngành, giúp tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành cao su tăng 16,4% so với 2015.

Ông An cũng cho hay, hiện nay xu hướng chuyển sang sử dụng sản phẩm gỗ từ rừng có nguồn gốc hợp pháp hoặc có chứng nhận quản lý bền vững trên thị trường thế giới ngày càng gia tăng trong bối cảnh các nước đang nỗ lực chống lại sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Vì vậy, chứng chỉ rừng được xem là công cụ để thiết lập quản lý rừng bền vững, đảm bảo đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế, môi trường, xã hội.

Mặc dù Việt Nam đã tiếp cận quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng theo thông lệ quốc tế từ khá sớm nhưng việc triển khai cấp chứng chỉ rừng bền vững còn chậm, chưa có nhiều lựa chọn về hệ thống cấp chứng chỉ rừng cho các chủ rừng. Trên thực tế, diện tích cấp chứng chỉ đến nay mới chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng diện tích rừng Việt Nam đang có; trong khi mục tiêu đến năm 2020 phải có 30% diện tích rừng sản xuất được cấp chứng chỉ rừng. Riêng với ngành cao su, có một phần diện tích là rừng trồng, việc áp dụng chứng chỉ đã được các doanh nghiệp lớn quan tâm thực hiện nhưng đến nay vẫn gặp nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo đáp ứng các tiêu chí của chứng chỉ trong thời gian dài.

Liên quan đến vấn đề này, bà Vũ Quế Anh- Điều phối viên FSC (Hội đồng quản lý rừng - Foest Stewarship Council) tại Việt Nam- cho biết, Việt Nam có hơn 200.000ha rừng được cấp chứng chỉ FSC với khoảng 538 DN có chứng chỉ FSC, song với rừng trồng cao su thì vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân do nhận thức của DN và chủ rừng chưa cao; các cơ quan quản lý, tổ chức chưa có tác động mạnh cho chủ rừng hiểu về việc bắt buộc phải có chứng chỉ này…

Ông Trương Minh Trung- Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam- thừa nhận, tập đoàn có khoảng 420 ngàn ha rừng trồng cao su (trong đó 300 ngàn ha trong nước và 120 ngàn ha ở nước ngoài) nhưng hiện vẫn chưa có chứng chỉ FSC.

Ông Trung cho hay, tập đoàn nhận thức rõ tầm quan trọng của chứng chỉ FSC với rừng cao su nên đang hợp tác với Hiệp hội cao su và đang tìm đơn vị tư vấn để cuối năm nay hoặc trong năm 2018 sẽ có rừng trồng đạt chứng chỉ FSC. Lý do bắt buộc phải có chứng chỉ được ông Trung cho biết, đây là xu hướng chung toàn cầu và muốn phát triển lâu dài bền vững thì buộc phải đáp ứng tiêu chuẩn của thế giới.

Để hỗ trợ các DN, chủ rừng đạt chứng chỉ FSC, trong thời gian tới Hiệp hội Cao su Việt Nam và Tổ chức FSC sẽ thúc đẩy nâng cao năng lực cho các chủ rừng, DN nhằm hỗ trợ họ nâng cao nhận thức, trách nhiệm và đạt chứng chỉ trồng rừng, hướng tới phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam.
Minh Long

Tin cùng chuyên mục

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 2

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 1

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Cần giải pháp toàn diện để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng hiện đại và bền vững

Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư

Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Hải Phòng: Kết nối giao thương giữa Hiệp hội ô tô Berlin - Brandenburg và doanh nghiệp

Cà Mau: Hoạt động kinh tế 10 tháng đầu năm ghi nhận nhiều điểm sáng

Tháng 10, sản xuất công nghiệp tăng ở 59 địa phương trên cả nước

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Bộ Công Thương: Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với cơ quan quản lý, doanh nghiệp

Bình Thuận: Sở Công Thương hỗ trợ gỡ khó cho cụm công nghiệp Hầm Sỏi - Võ Xu