Xoi dó tìm trầm

Người dân xã Phúc Trạch, Hương Khê (Hà Tĩnh) nhiều năm nay có phong trào trồng cây dó lấy trầm và nghề “xoi trầm” cũng từ đó mà thành, tạo nên làng nghề trù phú
Thăng trầm với trầm hương

Từ nghề đẽo gỗ lấy trầm

Chúng tôi về xã Phúc Trạch, vừa đặt bước trên những con đường làng, đã thấy mùi của trầm hương thơm ngát tỏa ra từ các lò “xoi trầm”. Ghé vào lò “xoi trầm” của gia đình ông Lê Văn Thọ (60 tuổi), một người đã có thâm niên hơn 40 năm trồng dó trầm và trực tiếp làm nghề “xoi trầm”, ông Thọ cho biết, những ngày đầu làm nghề, khoảng vào những năm 1980, trầm hương chủ yếu lấy từ tự nhiên, từ trong rừng sâu hoặc từ vườn tạp của người dân. Khi đó giá trầm hương cũng chưa quá đắt như bây giờ.

Xoi dó tìm trầm
Một số sản phẩm mỹ nghệ chế tác từ cây dó trầm

“Hầu hết người dân ít ai biết được giá trị thật của trầm. Nếu may mắn thì gặp cây có hàng “tốc bông” - trầm đẹp, thơm và bền - thì có khi lãi cả chục triệu đồng. Nhưng không may thì đẽo mỏi mắt cũng không tìm thấy miếng trầm nào. Lúc đó, cả cây dó to cũng chỉ làm củi. Nghề “xoi trầm” là vậy đó!” - ông Thọ chia sẻ.

Cũng theo ông Thọ, để lấy được trầm rất gian nan, thông thường phải qua nhiều công đoạn gồm: Đẽo phá, xổ phá, ép sát và tỉa sạch. Trong đó tỉa sạch là công đoạn khó nhất. Gạn cần nhất là sự dẻo dai của cổ tay và tinh mắt, chỉ cần thiếu tập trung hoặc lỡ tay là có thể “phạm”, làm hỏng, thất thoát trầm hương.

Anh Lê Doãn Khỏe (45 tuổi) người có thâm niên trong giới “xoi trầm” kể lại về các công đoạn thu hoạch cây dó trầm và tạo trầm thành phẩm hầu hết đều thực hiện thủ công. Khi chặt cây, ở những các mạnh cưa, cắt cũng phải do người có kinh nghiệm lựa chọn, đánh dấu để lấy may mắn với hy vọng sẽ có trầm chất lượng cao, nhiều dầu. Để xoi được trầm, mỗi người thợ đều trang bị cho mình một bộ đồ nghề, gồm rất nhiều những chiếc đục, cưa đặc biệt được đặt rèn dành riêng cho nghề này. Ở mỗi công đoạn, người thợ sẽ lựa chọn những dụng cụ phù hợp.

Cũng theo anh Khỏe, nếu như trước đây, trầm hương hoàn toàn tự nhiên thì ngày nay, người dân đã có nhiều phương pháp can thiệp để cây dó sinh trầm như dùng khoan, bơm thuốc tạo trầm vào cây. Công đoạn này sẽ giúp rút ngắn thời gian tạo trầm. Hiện vẫn có trầm tự nhiên - là do sâu đục, hoặc cây dó tự tạo ra, để phân biệt, người trong nghề gọi trầm tự nhiên là “hàng kiến”, còn trầm nhân tạo là “trầm khoan”.

Đến phong trào trồng cây dó bầu

Cây dó trầm (dó bầu) trước đây người dân trồng nhiều trong vườn chỉ xem là cây gỗ bình thường. Sau những năm 1980 của thế kỷ trước, bỗng có nhiều người ở miền trong như: Huế, Đà Nẵng… tìm đến đây thu mua. Dó trầm trở nên có giá trị cao. Phong trào trồng dó ở Hà Tĩnh và nghề xoi trầm ở xã Phúc Trạch cũng từ đó mà thành.

Xoi dó tìm trầm
Miệt mài đục dó tìm trầm

Ông Thọ cho biết, nếu như trước đây để có trầm hương bắt buộc người dân phải băng rừng, lội suối vào “thánh địa” của cây dó bầu để tìm kiếm, khoảng hơn 20 năm trở lại đây, khi thấy được những lợi ích kinh tế của cây dó trầm, người dân đã đầu tư trồng cây dó bầu và tự cấy ra trầm nhân tạo. Hiện tại, gần như 100% diện tích đất vườn rừng, trang trại trong toàn xã đều phủ kín dó trầm. Tuy nhiên, để cây dó bầu tạo được trầm ít nhất phải trồng trên 10 năm tuổi thì mới khai thác được và không phải cây nào cũng tạo ra trầm.Trên cây dó bầu, người ta có thể tạo trầm bằng 2 cách, hoặc từ lớp vỏ gọi là trầm “sánh bì”, hoặc từ lõi của thân gọi là trầm lõi. Sau khoảng 2 năm tính từ lúc “tạo dó” bằng cách bôi một loại thuốc đặc biệt ở phần vỏ đã cạo lớp da bên ngoài, hoặc khoan rồi bôi thuốc, thì trầm mới hình thành và cho khai thác. Để lấy trầm, người ta thực hiện nhiều công đoạn như cưa cây, cắt thành khúc, rồi đẽo ra, phá xác và tỉa sạch rồi thành trầm.

Không chỉ những người lớn tuổi, khi trầm hương ngày càng có giá trị, nghề “xoi trầm” thu nhập khá ổn định nên nhiều người trẻ sẵn sàng học và giữ nghề truyền thống. Nguyễn Chí Thành (35 tuổi) - chủ cơ sở sản xuất hương trầm Đinh Gia ở thôn 4, xã Phúc Trạch là một trong những người trẻ nhất quyết tâm học và làm giàu từ nghề chế tác dó trầm.

Theo anh Thành, để thu được tầm 20kg trầm sạch người ta phải “xoi” ít nhất 1 tấn cây dó. Mỗi tháng mỗi người chỉ làm được vài kg trầm. Hiện trầm được thương lái thu mua nhìn bằng mắt để nói giá, chứ không ấn định cụ thể. Tuy nhiên, loại thấp nhất từ 250-300 ngàn đồng/kg (xác trầm dùng làm hương), còn loại trầm sạch cao nhất từ 25-35 triệu đồng tùy loại. Hai năm nay trở lại đây thị trường tiêu thụ trầm rất chậm và giá cả cũng giảm gần 40% so với những năm trước, nên nhiều lò “xoi trầm” gặp không ít khó khăn. Theo anh Thành, ngoài việc gạn trầm cảnh, làm vòng trầm, làm trầm nụ… anh tập trung chủ yếu phát triển nghề làm hương trầm truyền thống của gia đình.

Xoi dó tìm trầm
Phơi hương

“Thời điểm cận Tết là mùa bận rộn nhất trong năm của người làm hương trầm. Trung bình mỗi ngày, cơ sở sản xuất khoảng 25.000 que hương tương đương với 5 tạ bột nguyên liệu. Sản phẩm hương trầm Phúc Trạch sản xuất 100% từ trầm hương của cơ sở đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao năm 2020” - anh Thành chia sẻ.

Theo UBND xã Phúc Trạch, hiện nay toàn xã có trên 10 lò “xoi trầm” hoạt động thường xuyên. Trung bình mỗi lò có từ 5-7 lao động. Toàn xã hiện có 350 ha dó trầm, trong đó khoảng 300 ha trồng tập trung, 50 ha trồng phân tán.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tết Quý Mão 2023

Tin cùng chuyên mục

Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt

Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt

Chuyện về những sĩ quan

Chuyện về những sĩ quan 'giữ lửa' giữa trùng khơi

PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

Đảm bảo kinh phí cho lao động nghỉ việc theo Nghị định 178

Đảm bảo kinh phí cho lao động nghỉ việc theo Nghị định 178

Vụ lòng se điếu: Quán Lòng Chát nói gì về nguồn gốc sản phẩm?

Vụ lòng se điếu: Quán Lòng Chát nói gì về nguồn gốc sản phẩm?

Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ

Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ

Thúc đẩy các mô hình, giải pháp phát triển hạ tầng internet

Thúc đẩy các mô hình, giải pháp phát triển hạ tầng internet

Đại học Văn Lang bị ‘tấn công’: Không thể bao biện là “bảo vệ lẽ phải”

Đại học Văn Lang bị ‘tấn công’: Không thể bao biện là “bảo vệ lẽ phải”

Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Hệ thống bán lẻ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới

Hệ thống bán lẻ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới

Chuyện về những người gác rừng, giữ biển ở Côn Đảo

Chuyện về những người gác rừng, giữ biển ở Côn Đảo

Bước khởi đầu hồi sinh dòng sông Tô Lịch giữa Thủ đô

Bước khởi đầu hồi sinh dòng sông Tô Lịch giữa Thủ đô

Gửi yêu thương từ đất liền đến Trường Sa, nhà giàn DK-1

Gửi yêu thương từ đất liền đến Trường Sa, nhà giàn DK-1

Diễn đàn liên kết 5 nhà: Hướng đến nền nông nghiệp xanh và hiện đại

Diễn đàn liên kết 5 nhà: Hướng đến nền nông nghiệp xanh và hiện đại

Cục trưởng An toàn thực phẩm nói gì về nguyên nhân lộn xộn thực phẩm giả?

Cục trưởng An toàn thực phẩm nói gì về nguyên nhân lộn xộn thực phẩm giả?

Điểm mới trong dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi

Điểm mới trong dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi

Rà soát số lượng cán bộ dự kiến tinh giản trước 30/6

Rà soát số lượng cán bộ dự kiến tinh giản trước 30/6

Mức lương tối thiểu vùng sẽ được áp dụng như thế nào?

Mức lương tối thiểu vùng sẽ được áp dụng như thế nào?

Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ HVAC

Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ HVAC

Cảnh báo tai nạn nghiêm trọng từ việc trèo lên cột điện cao thế bắt tổ chim

Cảnh báo tai nạn nghiêm trọng từ việc trèo lên cột điện cao thế bắt tổ chim