Phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ năm Quý Mão 2023

Sáng 27/1, tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ Xuân Quý Mão 2023.
Tỉnh Quảng Ninh và TKV phát động Tết trồng cây Xuân Quý Mão 2023

Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Bùi Minh Châu kêu gọi toàn toàn thể các tầng lớp nhân dân tham gia trồng cây, trồng rừng; người người trồng cây, nhà nhà trồng cây. Các cấp, ngành, cấp ủy, chính quyền các địa phương và các tầng lớp nhân dân cần nâng cao ý thức, có những biện pháp cụ thể để bảo vệ rừng, ngăn chặn kịp thời tình trạng chặt, đốt rừng, khai thác rừng trái phép; phát triển, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng.

Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ nhấn mạnh, việc phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” vào mỗi dịp Xuân sang trở thành truyền thống tốt đẹp của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đất Tổ, góp phần làm đẹp cảnh quan, môi trường, đem lại hiệu quả lớn về kinh tế - xã hội.

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ đã đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội hàng năm. Tỉnh luôn quan tâm gìn giữ môi trường, bảo vệ các hệ sinh thái; đẩy mạnh trồng rừng, trồng cây xanh, cây bóng mát tạo cảnh quan. Định hướng phát triển của tỉnh Phú Thọ trong những năm tới xác định phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội; hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, hướng tới tăng trưởng xanh và bền vững.

Tỉnh Phú Thọ phấn đấu từ ngày 26/1-26/2, trồng mới 9.000 ha rừng tập trung, 2 triệu cây phân tán; chăm sóc trên 29 nghìn ha rừng trồng, bảo vệ trên 37 nghìn ha rừng.

Tỉnh yêu cầu các địa phương rà soát hiện trạng và quỹ đất, thiết kế, xử lý thực bì, chuẩn bị đầy đủ giống, vật tư phân bón; hướng dẫn người dân trồng rừng đảm bảo tỷ lệ cây sống cao, góp phần tăng độ che phủ; chú trọng phát triển rừng gỗ lớn. Các địa phương đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng rừng, bảo vệ rừng; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp, hiệu quả nhiều mặt từ rừng; đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và bền vững…

* Ngày 27/1, tất cả 6 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã đồng loạt ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Tết Quý Mão 2023.

Chú thích ảnh
Lãnh đạo huyện Kim Bảng tham gia “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng.

Trong năm 2023, toàn tỉnh Hà Nam phấn đấu trồng 1.030.000 cây xanh. Để triển khai “Tết trồng cây” hiệu quả, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về mục đích, ý nghĩa của “Tết trồng cây” với những nội dung và hình thức phù hợp, hiệu quả; động viên các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng, phong trào trồng cây nhân dân, cây phân tán gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt các quy định của pháp luật về lâm nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Các đơn vị, địa phương chủ động đăng ký số lượng, chủng loại giống cây để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch phối hợp với các đơn vị sản xuất, kinh doanh giống cây ăn quả, giống cây lâm nghiệp chuẩn bị đầy đủ nguồn giống, sẵn sàng cung ứng.

Các xã đồng bằng chọn và bố trí cây ăn quả có giá trị cao, cải tạo cây trồng cũ, trồng cây lấy gỗ ven đường, dọc bờ sông kết hợp xây dựng các hàng cây có tác dụng phòng hộ đồng ruộng. Tại các thành phố, thị xã, thị trấn trồng cây trên các đường phố, đường giao thông trọng yếu, công viên để tạo bóng mát và cảnh quan. Các cơ quan, khu tái định cư, khu công nghiệp, đơn vị, trường học, bệnh viện bố trí trồng cây xanh tạo bóng mát, cải tạo môi trường. Các xã miền núi lựa chọn cây trồng ở những đồi gò, vườn rừng, trang trại rừng theo phương thức nông lâm kết hợp. Sau khi trồng, các địa phương, đơn vị phải thường xuyên chăm sóc, bảo vệ để cây sống và sinh trưởng, phát triển tốt; phân công tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm quản lý từng khu vực đã trồng.

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng Xuân”, tỉnh Hà Nam đã tích cực tham gia phong trào trồng cây, trồng rừng và đạt được những kết quả tích cực, góp phần nâng cao độ che phủ của rừng, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, phát huy tác dụng phòng hộ, cải thiện môi trường, giảm nhẹ thiên tai, hạn chế tác động của biến đổi khí hậu.

* Trong sáng 27/1, tỉnh Thái Bình đồng loạt tổ chức phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Quý Mão 2023 tại các địa phương.

Đây là hoạt động thường niên, có ý nghĩa trong những ngày đầu năm mới được tỉnh Thái Bình tổ chức nhằm thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Mùa Xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng Xuân” và Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021- 2025”.

Trong năm 2023, để việc trồng cây, quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả, tỉnh Thái Bình đã ban hành Chỉ thị yêu cầu các địa phương, đơn vị lựa chọn cây trồng là cây bản địa, có giá trị kinh tế, có cảnh quan đẹp để góp phần tạo nên không gian đẹp, hiện đại, văn minh nhưng vẫn giữ được nét truyền thống của nông thôn vùng châu thổ sông Hồng và thu nhập của người nông dân.

Chú thích ảnh
Lãnh đạo tỉnh Thái Bình trồng cây hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại thành phố Thái Bình

Tỉnh tận dụng đất trên vỉa hè, công viên, vườn hoa, quảng trường, công sở, trụ sở, trường học, bệnh viện, nhà máy, khu công nghiệp, khu kinh tế... để phát triển cây xanh. Đồng thời, tỉnh tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vai trò, tác dụng, ý nghĩa của việc trồng rừng, trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, thực hiện các quy định của pháp luật về lâm nghiệp. Các địa phương, đơn vị thực hiện “Tết trồng cây” Xuân Quý Mão theo tinh thần thiết thực, trở thành nét đẹp văn hóa, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm.

Tích cực hưởng ứng phong trào trồng cây, bảo vệ rừng, năm 2022, tỉnh Thái Bình trồng mới được 8,4 ha rừng; 1,97 triệu cây phân tán các loại; chăm sóc và bảo vệ tốt hơn 4.300 ha rừng hiện có. Qua đó, góp phần gia tăng diện tích và cải thiện chất lượng rừng, phát huy vai trò phòng hộ ven biển, giảm nhẹ thiên tai, cải thiện môi trường, thích ứng với biển đổi khí hậu tại địa phương.

Theo Báo Tin tức
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tết Quý Mão 2023

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Tối 21/11, tại Hà Nội, Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội năm 2024 đã khai mạc.
Hải Phòng: Khai trương dự án chính quyền số hướng tới minh bạch, hiệu quả và tiện ích

Hải Phòng: Khai trương dự án chính quyền số hướng tới minh bạch, hiệu quả và tiện ích

UBND TP. Hải Phòng khai trương dự án chính quyền số hướng tới mục tiêu hình thành chính quyền số minh bạch, hiệu quả và tiện ích.
Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Ngày 21/11, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức.
Sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025

Doanh nghiệp Quảng Ninh tích cực chuẩn bị các sản phẩm OCOP đa dạng, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân vào dịp Tết Nguyên đán 2025.
Năm 2025, EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Năm 2025, EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Năm 2025, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) sẽ dành 4,9 tỷ đồng từ Quỹ phúc lợi để xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh, tận dụng lợi thế về vị trí, cảng biển và hạ tầng hiện đại, đang phát triển mạnh mẽ trở thành trung tâm logistics quan trọng của khu vực.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Sáng ngày 21/11, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã trực tiếp đi kiểm tra, đôn đốc tiến độ các dự án khu đô thị lớn, nhà ở xã hội, thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
Lai Châu: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại

Lai Châu: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại

Sáng nay (21/11), Sở Thông tin và Truyền thông Lai Châu tổ chức Hội nghị tập huấn lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại.
Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Sau khi sắp xếp, thị xã Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) sẽ có 30 đơn vị hành chính, gồm 16 phường và 14 xã, chính thức hoạt động từ 00 giờ 00 phút, ngày 1/1/2025.
Lào Cai: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Lào Cai: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Văn bản số 6708 về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh.
Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác ở cầu treo Bình Thành, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thừa Thiên Huế yêu cầu Thủy điện Bình Điền giảm lưu lượng để hỗ trợ cứu hộ.
Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Để bảo đảm tiến độ giải ngân vốn theo kế hoạch, TP. Hải Phòng thực hiện điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Sau 10 năm khoác 'tấm áo' mới, Quần thể danh thắng Tràng An đã trở thành động lực phát triển kinh tế của Ninh Bình.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Chiều ngày 20/11, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá (xã Văn Môn, huyện Yên Phong).
Yên Bái: Công nhận 5 xã của huyện Lục Yên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024

Yên Bái: Công nhận 5 xã của huyện Lục Yên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024

Theo thông tin từ UBND tỉnh Yên Bái, Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới đã tổ chức xét công nhận 5 xã của huyện Lục Yên đạt chuẩn nông thôn mới 2024.
Lai Châu: Kinh tế tăng trưởng ổn định, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch

Lai Châu: Kinh tế tăng trưởng ổn định, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu khóa XIV tổ chức Hội nghị lần thứ 22 cho ý kiến vào Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội...
25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La vừa tổ chức tôn vinh và trao chứng nhận sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024 cho 25 sản phẩm.
Cá tầm hồ Hòa Bình được đấu giá thành công 150 triệu đồng

Cá tầm hồ Hòa Bình được đấu giá thành công 150 triệu đồng

Tại Lễ hội Cá Tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ 2 năm 2024, con cá tầm có trọng lượng trên 45 kg đã được đấu giá thành công với giá 150 triệu đồng.
Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Sáng 20/11, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo của UBND Thành phố về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí.
Thanh Hóa: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với người nước ngoài cư trú, hoạt động trên địa bàn

Thanh Hóa: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với người nước ngoài cư trú, hoạt động trên địa bàn

Tỉnh Thanh Hóa đang tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với người nước ngoài nhằm quản lý cư trú, hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn.
TP. Hồ Chí Minh: Thị trường hoa ảm đạm trong dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường hoa ảm đạm trong dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Thị trường hoa tươi dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại TP. Hồ Chí Minh chứng kiến tình trạng ảm đạm, sức mua giảm mạnh so với những năm trước.
Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

Ước tính, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2024 của tỉnh Sơn La tăng 28,3%, qua đó đã phát huy vai trò “đầu tàu” trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Cà Mau: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Hội chợ Thương mại - Tiêu dùng ở thị trấn Sông Đốc

Cà Mau: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Hội chợ Thương mại - Tiêu dùng ở thị trấn Sông Đốc

Sở Công thương tỉnh Cà Mau vừa tổ chức Hội chợ Thương mại – Tiêu dùng nhân kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động