Nếu tính tất cả thời gian và nỗ lực đó đối với hàng nghìn xe tải vượt qua biên giới của các thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á mỗi ngày, thì kết quả sẽ là con số rất lớn. Đây chỉ là một ví dụ đơn giản về sự va chạm trong chuỗi cung ứng nông nghiệp kéo dài ở Đông Nam Á. Nếu những va chạm này được loại bỏ thì ASEAN sẽ nâng cao giá trị hàng nông nghiệp và khả năng cạnh tranh.
Trên thực tế, các chính phủ thành viên ASEAN đã đạt được những tiến bộ trong việc cải thiện thương mại nội khối. Không có thuế quan giữa các nước thành viên, kể cả gần như tất cả các sản phẩm nông nghiệp, đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể trong thương mại nội khối. Tuy nhiên, giá trị của xuất khẩu nông nghiệp, cũng như mức độ tự cung cấp lương thực trên toàn ASEAN chưa tương xứng với tiềm năng của khu vực này. Sản lượng và tổng giá trị xuất khẩu của cây trồng dù đã được cải thiện thì vẫn còn dưới mức chuẩn quốc tế. Nông dân trồng cà phê của Việt Nam hiện đang tạo ra năng suất hơn 3,5 tấn ha (MT/ha), một trong những mức cao nhất trên thế giới, so với 0,5 tấn ha được sản xuất ở Indonesia. Năng suất ngô của Việt Nam đã tăng từ 1,17 tấn ha vào năm 1995 lên trung bình 4,6 tấn ha hiện nay, theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ. Đối với Mỹ, con số này ở mức 11 MT/ha. Nếu bỏ qua sự khác biệt về khí hậu, điều này có thể cho thấy khoảng cách tăng trưởng đáng kể. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, ngành nông nghiệp chiếm tới 35% tổng sản phẩm quốc nội ở một số nước ASEAN, với 70% dân số lao động trong lĩnh vực này. Đồng thời, cũng có hàng triệu nông dân sản xuất nhỏ tiếp tục sống trong nghèo đói.
![]() |
Vì vậy, việc cải thiện năng suất trong chuỗi cung ứng nông nghiệp có thể thay đổi hoàn toàn khu vực và người dân ở Đông Nam Á, đòi hỏi hành động từ cấp quốc gia thành viên và cả ASEAN. 5 sáng kiến quan trọng có thể thúc đẩy sự thay đổi này. Chính phủ quốc gia phải tiếp tục hỗ trợ cải thiện năng suất trong nông nghiệp; và thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Đồng thời, ASEAN phải hợp tác để hài hòa các khuôn khổ hải quan, cơ sở hạ tầng và tài chính. Tác động của chính sách đối với sản lượng trong khu vực rất rõ ràng. Thành công của Việt Nam về cà phê chủ yếu là nhờ sự phát triển tích cực lâu dài của ngành cà phê, đào tạo cho các hộ sản xuất nhỏ và nỗ lực phối hợp giữa khu vực công và tư nhân. Indonesia cũng đang trên đường cải thiện năng suất, vì chính phủ hiện đang tiến tới một lộ trình công nghiệp để đạt được mục tiêu. Điều này được thực hiện thông qua sự kết hợp của các sáng kiến bao gồm thiết lập các vườn ươm đẳng cấp thế giới trên khắp Indonesia với sự giúp đỡ tích cực từ khu vực tư nhân, thành lập các phòng thí nghiệm để phân tích đất và lá với chi phí hiệu quả, đào tạo nông học như ở Việt Nam.
Tiếp theo, liên quan đến nghiên cứu và phát triển (R&D), Hà Lan là một ví dụ cho ASEAN, với diện tích nội địa nhỏ bé so với ASEAN, Hà Lan có một trong những nơi năng suất cây trồng cao nhất thế giới và hiện là nhà xuất khẩu nông sản lớn thứ hai thế giới, với giá trị 94 tỷ euro. Yếu tố quan trọng là ngân sách dành cho R&D trong nông nghiệp hàng năm trị giá 470 triệu euro - tương đương 3,3% GDP nông nghiệp. Một số nền kinh tế định hướng nông nghiệp lớn của ASEAN hiện đang dành ít hơn 1% GDP nông nghiệp cho R & D nông nghiệp, cho thấy những lợi ích tiềm năng đáng kể nếu được tăng cường đầu tư hơn.
Ba vấn đề cốt lõi trên toàn ASEAN là hải quan, vận chuyển tích hợp và chi phí giao dịch tài chính cũng hoàn toàn có thể giải quyết được. Một khuôn khổ hải quan thống nhất, như của EU, có thể cắt giảm chi phí thương mại nội khối ASEAN. Trong ví dụ về xe tải, việc xử lý đồng thời cả việc vận tải và dỡ hàng làm tăng đáng kể chi phí giao dịch trong khi làm giảm khả năng cạnh tranh tổng thể. Ngoài ra còn có những trở ngại phi thuế quan như các quy định trong nước ở các quốc gia ASEAN khác nhau phải được thay thế bằng các tiêu chuẩn chung cho các sản phẩm. Ví dụ như Indonesia có Tiêu chuẩn quốc gia Indonesia (SNI) dành cho các mặt hàng thực phẩm được bán tại địa phương. Tuy nhiên, vì SNI không hoàn toàn hài hòa với các tiêu chuẩn ở các thị trường ASEAN khác, làm trì hoãn thương mại thay vì thực hiện theo quá trình.
Hơn nữa, mạng lưới giao thông của ASEAN có cơ sở hạ tầng cảng tương đối mạnh với 6 trong số 25 cảng bận rộn nhất thế giới đều nằm trong khu vực này, vẫn cần cải thiện đáng kể, đặc biệt là các cơ sở đường bộ và đường sắt. Đánh giá riêng của ASEAN về Kế hoạch tổng thể Kết nối ASEAN 2025 chỉ thừa nhận “sự tiến bộ tổng thể” cho đến nay mà chưa phân tích riêng biệt từng phương thức vận tải của ASEAN. Chỉ số logistics của Ngân hàng Thế giới đặt các nước ASEAN bên cạnh Singapore ở vị trí từ thứ 30 đến 60 trên toàn cầu. Cơ sở hạ tầng đường bộ tốt hơn và logistics tổng thể sẽ cải thiện đáng kể khả năng cạnh tranh của khu vực này.
Cuối cùng, chi phí giao dịch tài chính trong ASEAN phải được cắt giảm. Hiện tại, hầu hết các giao dịch nội khối ASEAN liên quan đến việc chuyển đổi từ nội tệ sang đô la Mỹ và sau đó sang một loại tiền tệ địa phương khác. Cơ sở hạ tầng ngân hàng khu vực có thể tạo điều kiện cho các giao dịch đơn giản hơn, chi phí rẻ hơn và các công nghệ mới nổi trong fintech có thể được tận dụng. Ngân hàng nông thôn cần tiến tới sử dụng ví kỹ thuật số và cơ sở hạ tầng thanh toán điện tử để đẩy nhanh việc hội nhập tài chính của các hộ kinh doanh nhỏ. Những hành động này được thực hiện từng phần hoặc song song có thể mang lại sự thay đổi mang tính chuyển đổi cho các nền kinh tế của Đông Nam Á và những người nông dân. Khu vực này sẽ đóng một vai trò quan trọng hơn nhiều trong việc bảo đảm chuỗi thức ăn toàn cầu trong tương lai và giúp nuôi sống 9 tỷ người trên hành tinh vào năm 2050.