Xây dựng thương hiệu: "Chìa khóa" xuất khẩu nông sản

Với lợi thế khí hậu, thổ nhưỡng và thiên nhiên phong phú, Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển các mặt nông sản, thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe. Tận dụng cơ hội trên, nhiều doanh nghiệp trẻ với tinh thần khởi nghiệp đang tích cực xây dựng thương hiệu, đưa nông sản Việt vươn ra toàn cầu.    

Tiềm năng lớn

Thực phẩm là một trong những ngành hàng có tiềm năng của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng vào thúc đẩy xuất khẩu (XK), tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Kim ngạch XK nông sản, thực phẩm thường chiếm tỷ lệ cao trong tổng XK những năm qua. Năm 2018, tổng kim ngạch XK toàn ngành nông-lâm-thủy sản đạt trên 40 tỷ USD, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm trước, chiếm khoảng 17% trong tổng kim ngạch XK của Việt Nam và hiện nằm trong nhóm 15 nước XK nông sản hàng đầu thế giới. Nhiều mặt hàng thực phẩm của Việt Nam giành vị trí cao trong thị phần XK thế giới, như: Gạo, hạt điều, hạt tiêu, cà phê, thủy sản...

xay dung thuong hieu chia khoa xuat khau nong san

Hội nghị qQuốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam (Vietnam Food Forum) - một trong những hoạt động của Chương trình Thương hiệu thực phẩm Việt Nam

Trên thị trường quốc tế, Việt Nam đang đẩy mạnh XK các mặt hàng có thế mạnh và lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, người tiêu dùng (NTD) nước ngoài vẫn chưa có nhiều khái niệm về hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam, vì phần lớn các mặt hàng này vẫn đang XK thông qua trung gian, dưới dạng thô, hoặc gia công cho các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài. Hơn nữa, Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề thực tiễn đặt ra, như chất lượng sản phẩm XK của một số mặt hàng nông sản còn chưa đồng đều, chủng loại còn đơn điệu; năng lực cạnh tranh vẫn chưa được cải thiện nhiều, giá trị gia tăng của sản phẩm chưa cao… dẫn đến XK chưa bền vững. Cơ cấu XK chuyển dịch theo hướng tăng hàm lượng công nghiệp chế biến và giảm tỷ trọng nguyên liệu thô chưa rõ rệt. Giá trị gia tăng trong tổng cơ cấu giá trị hàng hóa còn thấp mà nguyên nhân yếu kém về thương hiệu vẫn chưa dễ khắc phục. Những vấn đề này đang vượt quá khả năng giải quyết của một doanh nghiệp (DN), một ngành hay địa phương riêng lẻ.

Những năm gần đây, ngành thực phẩm Việt Nam có bước chuyển biến tích cực. Chính phủ, DN và người sản xuất dành sự quan tâm nhiều hơn đến thực hành nông nghiệp tốt, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm... Nhiều DN tập trung nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm mới, áp dụng các chiến lược tiếp cận thị trường bài bản. Thay vì chỉ cung cấp các nguyên liệu thô, hiện nhiều DN đã từng bước đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại để sản xuất các mặt hàng có chất lượng, có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Song, NTD nước ngoài không biết đến việc đó. Còn đối với thương nhân nước ngoài, Việt Nam chỉ được coi là địa chỉ hấp dẫn để tìm nguồn cung giá rẻ chứ không phải chất lượng tốt.

xay dung thuong hieu chia khoa xuat khau nong san

Quảng bá thương hiệu thực phẩm Việt Nam (Foods of Vietnam) tại các sự kiện xúc tiến thương mại quốc tế

Xây dựng thương hiệu - yêu cầu cấp bách

Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đang dành sự quan tâm đặc biệt tới việc xây dựng và phát triển thương hiệu ngành nông sản, thực phẩm. Năm 2016, Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, hiệp hội ngành hàng liên quan và DN triển khai Chương trình Thương hiệu thực phẩm Việt Nam. Đây là một cấu phần của Chương trình Thương hiệu quốc gia, theo định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu các ngành hàng có thế mạnh XK và khả năng cạnh tranh. Theo đó, tập trung đề cao các giá trị liên quan trực tiếp tới ngành thực phẩm Việt Nam. Tổ chức Hỗ trợ nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan (CBI) thuộc Bộ Ngoại giao Hà Lan đã tích cực phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương Việt Nam) triển khai các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật.

Mục tiêu của Chương trình nhằm: Xây dựng, quảng bá hình ảnh ngành thực phẩm Việt Nam, tăng cường nhận thức và công nhận ở quy mô quốc tế về giá trị của thực phẩm Việt Nam; thúc đẩy phát triển mạnh mẽ vị trí một cường quốc về thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm; hỗ trợ một thế hệ mới các DN sản xuất, kinh doanh dựa trên các tiêu chuẩn cao về chất lượng sản phẩm và đạo đức xã hội; giúp Việt Nam trở thành một trung tâm kinh doanh tầm cỡ khu vực về ngành thực phẩm.

Theo các chuyên gia kinh tế, trong thời đại bùng nổ thông tin đa chiều, chiến lược cạnh tranh bằng thương hiệu đang diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng, không chỉ dừng lại ở cấp độ DN mà đã phát triển lên mức độ địa phương, ngành hàng và cấp quốc gia. Do đó, việc xây dựng thương hiệu chung cho ngành thực phẩm Việt Nam là một yêu cầu quan trọng và cấp bách, thúc đẩy XK nông sản bền vững.

Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đang xây dựng Đề án Phát triển thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030. Đề án sẽ là cơ sở thúc đẩy ngành thực phẩm trong nước phát triển hiệu quả, bền vững.

Linh Trần
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xây dựng thương hiệu

Tin mới nhất

Doanh nghiệp ngành sợi đã giảm dần thua lỗ

Doanh nghiệp ngành sợi đã giảm dần thua lỗ

Thị trường khởi sắc cùng sự linh hoạt trong thời điểm quyết định mua bán nguyên liệu bông giúp doanh nghiệp ngành sợi giảm lỗ.
Vì sao giá cà phê tiếp tục lao dốc?

Vì sao giá cà phê tiếp tục lao dốc?

Giá cà phê xuất khẩu kéo dài đà giảm mạnh trong tuần này và đạt mức thấp nhất trong 1 tháng. Giá cà phê trong nước rơi tự do trong nhiều phiên liên tiếp.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Cùng với hoạt động xuất nhập khẩu đạt kết quả cao, sản xuất công nghiệp tại Lạng Sơn duy trì đà tăng trưởng do công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng mạnh.
Xuất khẩu thủy sản vẫn có cơ hội tăng trưởng

Xuất khẩu thủy sản vẫn có cơ hội tăng trưởng

Dù hiện nay các thị trường đều co lại do người tiêu dùng giảm bớt chi tiêu song thủy sản là hàng thực phẩm thiết yếu nên vẫn còn có cơ hội tăng trưởng.
Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Tình trạng nắng nóng, ngập mặn tại nhiều địa phương khiến nguồn cung trái cây suy giảm. Hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu rau quả không dám nhận đơn hàng mới.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng tích cực

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng tích cực

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) bị yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan.
Đơn hàng dệt may tăng 10-15%

Đơn hàng dệt may tăng 10-15%

Doanh nghiệp dệt may đang tăng tốc sản xuất nhằm đáp ứng tiến độ giao hàng và tận dụng cơ hội từ thị trường đang “ấm dần”.
Tận dụng không gian thương mại, đẩy mạnh xúc tiến nông sản Việt sang thị trường Ấn Độ

Tận dụng không gian thương mại, đẩy mạnh xúc tiến nông sản Việt sang thị trường Ấn Độ

Việt Nam có nhiều nông sản tươi như thanh long, chôm chôm và các sản phẩm chế biến như cà phê hòa tan hay sản phẩm thủy sản rất được ưa chuộng tại thị trường Ấn
4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt gần 670.000 tấn, thu về 2,23 tỷ USD

4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt gần 670.000 tấn, thu về 2,23 tỷ USD

4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê của cả nước đạt gần 670.000 tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2023; kim ngạch đạt hơn 2,23 tỷ USD, tăng 56,4%.
Tổng cục Hải quan chỉ đạo đẩy mạnh số hóa, làm rõ hành vi nhũng nhiễu khi có thông tin phản ánh

Tổng cục Hải quan chỉ đạo đẩy mạnh số hóa, làm rõ hành vi nhũng nhiễu khi có thông tin phản ánh

Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ về công tác cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính, đẩy mạnh việc số hóa…
Thương hiệu Pharmatech và hành trình chăm sóc sức khỏe người dùng

Thương hiệu Pharmatech và hành trình chăm sóc sức khỏe người dùng

Đế chế ngành thực phẩm chức năng hàng đầu Bắc Âu – Pharmatech đã chính thức có mặt tại Việt Nam, được phân phối bởi Công ty CP Dược phẩm Norway Pharmatech As.
Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Năm 2023, Singapore nhập khẩu cà phê từ 84 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 142,4 triệu SGD, giảm 5,57% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

4 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 3,23 triệu tấn gạo, thu về 2,08 tỷ USD, tăng 11,7% về lượng và tăng mạnh 36,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài sẽ được tổ chức vào ngày 9/5 tới.
Hà Nội xử lý 921 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

Hà Nội xử lý 921 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

Cục Thuế thành phố Hà Nội đã rà soát, kiểm tra 1.749 tổ chức, cá nhân theo chuyên đề thương mại điện tử, xử lý 921 tổ chức, cá nhân; tăng thu 104 tỷ đồng.
4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD, tăng 6,6% so với 4 tháng năm 2023.
Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa 2024: Cầu nối giao thương cho doanh nghiệp sữa

Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa 2024: Cầu nối giao thương cho doanh nghiệp sữa

Triển lãm Quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 4 tại Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 30/5 đến 2/6/2024, quy tụ gần 200 gian hàng là các thương hiệu, sản phẩm.
Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

6 tháng đầu niên vụ cà phê 2023 - 2024 (từ tháng 10/2023 - tháng 3/2024), Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD.
Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024: Đòn bẩy để các ngành hàng xuất khẩu mở rộng thị trường

Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024: Đòn bẩy để các ngành hàng xuất khẩu mở rộng thị trường

Dự kiến, từ ngày 8 - 11/5 sẽ diễn ra Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu TP. Hồ Chí Minh tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh.
4 tháng, xuất khẩu hồ tiêu thu về 353 triệu USD

4 tháng, xuất khẩu hồ tiêu thu về 353 triệu USD

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Nhiều quy định mới liên quan đến thiết kế sinh thái, truy xuất chuỗi cung ứng của các thị trường lớn sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu da giày.
Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường Trung Quốc chiếm 18,9%, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bắc Ninh: Xuất khẩu lô hàng thuốc thú y trị giá 200.000 USD sang thị trường Hồi giáo

Bắc Ninh: Xuất khẩu lô hàng thuốc thú y trị giá 200.000 USD sang thị trường Hồi giáo

Lô hàng thú y xuất khẩu sang thị trường Hồi giáo (Halal) là thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng mang thương hiệu Sakan với tổng giá trị xuất khẩu trên 200.000 USD
Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với Robusta giảm mạnh hơn 3%, do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm dịu phần nào tình trạng khô hạn kéo dài.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động