Xây dựng đô thị thông minh phải bắt nguồn từ việc quy hoạch đô thị

Xây dựng đô thị thông minh phải bắt nguồn từ việc quy hoạch đô thị, từ đó xây dựng quản lý đô thị thông minh, tiếp đến cung cấp các dịch vụ tiện ích thông minh.
Hà Nội: Nhiều quận, huyện chuyển đổi số thành công Phát triển đô thị thông minh: Cần tầm nhìn dài hạn, toàn diện và một cách tiếp cận tổng thể

Phát triển đô thị thông minh cần bắt đầu từ quy hoạch

Chia sẻ tại hội thảo “Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm” trong khuôn khổ hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam – châu Á 2023 ngày 29-30/11, ông Trần Ngọc Linh – chuyên gia Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng nhấn mạnh, xây dựng đô thị thông minh phải bắt nguồn từ việc quy hoạch đô thị, từ đó xây dựng quản lý đô thị thông minh, tiếp đến cung cấp các dịch vụ tiện ích thông minh.

Bộ Xây dựng đã phối hợp với các Bộ Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ và các bộ ngành, địa phương duy trì sự kết nối thường xuyên trong triển khai các chương trình, kế hoạch nghiên cứu về phát triển đô thị thông minh. Đến thời điểm hiện nay, cả nước có 48/63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đã hoặc đang triển khai xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh.

Xây dựng đô thị thông minh phải bắt nguồn từ việc quy hoạch đô thị
Hội thảo “Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm” trong khuôn khổ hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam – châu Á 2023 ngày 29-30/11.

Theo ông Trần Ngọc Linh, từ năm 2020 tới nay, trên địa bàn cả nước chưa có biến động nhiều về các dự án đầu tư xây dựng đô thị thông minh, các dự án được đề xuất tại một số tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Chủ yếu cũng mới ở bước ban đầu chấp thuận chủ trương đầu tư, lập quy hoạch chi tiết dự án hoặc chỉ mới đang nghiên cứu, xây dựng đề xuất.

Đề cập một số khó khăn trong phát triển đô thị thông minh, ông Trần Ngọc Linh cho biết, các địa phương chủ yếu mới đang triển khai ở những bước cơ bản, nội dung thực hiện chủ yếu xoay quanh việc ứng dụng công nghệ và các tiện ích phục vụ cho đô thị thông minh. Các nội dung liên quan đến quy hoạch thông minh và quản lý xây dựng phát triển đô thị thông mình còn gặp nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện (do hạn chế về nguồn lực, dữ liệu cho đô thị thông minh..).

Cơ chế nguồn lực cho sự phát triển đô thị thông minh còn thiếu; chưa có hình thức liên kết, kết nối doanh nghiệp, kinh tế tư nhân trong phát triển đô thị thông minh nên việc phát huy nguồn lực từ xã hội còn riêng rẽ, chưa đồng bộ, hệ thống hóa. Tính kết nối, cơ chế chia sẻ kinh nghiệm giữa các đô thị đang tiến hành xây dựng đô thị thông minh còn chưa cao…

Ông Trần Ngọc Linh phân tích: "Mặc dù nhận thức của toàn xã hội về phát triển đô thị thông minh đã có nhiều chuyển biến tích cực, đây vẫn là vấn đề rất mới và không dễ tiếp cận không chỉ đối với Việt Nam mà cả trên thế giới, do đó cần có thêm thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu thực hiện thí điểm và áp dụng".

Bên cạnh đó, đề cập hướng triển khai trong thời gian tới, ông Trần Ngọc Linh nhấn mạnh, phát triển đô thị thông minh cần được bắt đầu từ công tác quy hoạch. Cùng với đó xây dựng phát triển kết cầu hạ tầng và các công trình kiến trúc đô thị theo Đồ án quy hoạch được duyệt một cách thông minh. Việc xây dựng đô thị thông minh đòi hỏi sự tham gia tích cực của tất cả các cấp, ngành.

Chuyển đổi số là nhu cầu cấp thiết

Chia sẻ tại hội thảo về những bài toán đang cần lời giải để xây dựng thành phố thông minh, Phó Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội - ông Cù Ngọc Trang cho biết, chuyển đổi số là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng thành phố thông minh.

Ông Cù Ngọc Trang cho biết, năm nay TP. Hà Nội đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch về chuyển đổi số; đặc biệt là sự tiên phong của lãnh đạo UBND thành phố với tư duy rất quyết đoán và quyết liệt đã giúp quá trình chuyển đổi số có chuyển biến tích cực.

Theo Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố, khó khăn ảnh hưởng đến tiến trình chuyển đổi số của TP. Hà Nội là nhận thức và sự quyết tâm tại một số cơ sở còn chưa quyết liệt. Ngoài ra, sự tham gia của người dân và doanh nghiệp, nếu được ủng hộ thì tiến trình sẽ được diễn ra nhanh hơn và thực chất hơn. Bên cạnh đó, vấn đề dữ liệu còn chưa tập trung, chưa được chia sẻ kết nối…

Xây dựng đô thị thông minh phải bắt nguồn từ việc quy hoạch đô thị
Ông Cù Ngọc Trang - Phó Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội

"Thách thức lớn nhất là người dân phải tham gia vào dịch vụ công trực tuyến. Muốn vậy, người dân phải có kỹ năng số và cũng mong muốn tham gia vào dịch vụ công. Vừa qua, Hà Nội đã miễn lệ phí một số dịch vụ công cho người dân. Tới đây, Hà Nội sẽ để cán bộ công chức đảng viên gương mẫu trong việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến; đồng thời tuyên truyền cho người xung quanh về các tiện ích khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến", Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố nhận định.

Để thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn phục vụ nhu cầu tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp, ông Cù Ngọc Trang cho biết, thành phố sẽ triển khai nền tảng công dân số, công chức số trên địa bàn thành phố; thí điểm tiếp dân trực tuyến...

Tại hội thảo, ông Trần Thiện Chính - Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện nhận định, để Hà Nội chuyển đổi số toàn diện khả thi và hiệu quả, người đứng đầu các cấp phải nhận thức đúng và có quyết tâm thực hiện. Ngoài ra, các chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy chuẩn để triển khai việc chuyển đổi số. Quan trọng nhất là nền tảng kỹ thuật số để biến ý chí và hành động thành hiện thực.

Chia sẻ về mục tiêu chuyển đổi số quận huyện, về chính quyền số, ông Vũ Việt Hưng -Chuyên gia tư vấn, Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel cho rằng, cần nâng cao công tác quản lý, điều hành của chính quyền, tăng tính tương tác của chính quyền và người dân.

Cụ thể, về kinh tế số, cần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; thúc đẩy thương mại điện tử phát triển kinh tế địa phương, quảng bá sản phẩm dịch vụ. Về xã hội số, cần đảm bảo hạ tầng viễn thông, trang thiết bị công nghệ thông tin, trang bị kỹ năng số cho người dân, cán bộ công chức, nâng cao đời sống, an sinh xã hội của người dân.

Xây dựng đô thị thông minh phải bắt nguồn từ việc quy hoạch đô thị
Các đại biểu tham dự hội nghị

Về giải pháp, ông Vũ Việt Hưng đề xuất trợ lý ảo trợ giúp người dân tra cứu, thực hiện điền thông tin, thông báo kết quả xử lý nhằm giải quyết khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin về dịch vụ công hay thủ tục phức tạp và mất thời gian khi sử dụng dịch vụ công, thông tin cá nhân phải khai báo nhiều lần, trùng lặp.

Ngoài ra, ông Hưng đề xuất ứng dụng di động để gửi yêu cầu, đơn đơn ký trực tuyến, trang web chính thức của cơ quan chức năng giúp người dân tiết kiệm thời gian và nâng cao trải nghiệm.

Đặc biệt, các quận huyện có thể giải quyết các vấn đề xung quanh công tác giải phóng mặt bằng và giải quyết khiếu nại của người dân qua hệ thống phản ánh hiện trường. Điều này giúp giải quyết khó khăn trong việc quản lý và giám sát các dự án trên địa bàn quận/huyện; đồng thời nâng cao tính minh bạch trong quy hoạch, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Bên cạnh đó, ông Hưng gợi ý cách tiếp cận chuyển đổi số hướng tới người dân cụ thể như phải xác định nhu cầu người dân, từ đó xây dựng giải pháp dựa trên nhu cầu của người dân. Trong quá trình triển khai phải đảm bảo an toàn thông tin, thông tin cá nhân và không ngừng lắng nghe, cải tiến để gia tăng sự hài lòng và tin tưởng của người dân.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Xem thêm