Thứ bảy 28/12/2024 04:09

Vụ việc 100 container hạt điều suýt bị mất tại Italia: Bài học nào cho doanh nghiệp?

100 container hạt điều trị giá hàng triệu USD nghi bị lừa đảo tại Italia đã được trả lại quyền sở hữu cho doanh nghiệp Việt Nam.

Đặc biệt, 35 container hạt điều bị mất toàn bộ chứng từ gốc đang được đưa về Việt Nam hoặc bán cho khách hàng khác tại Italia hay nước thứ ba. Nhưng, sau vụ việc này, doanh nghiệp có được bài học như thế nào?

Vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thậm chí là ngưng trệ và mất khách hàng. Do đó, khi có những đơn hàng xuất khẩu lớn, ở thị trường uy tín, nhiều doanh nghiệp sẽ rất phấn khởi và đôi khi không kiểm tra kỹ đối tác. Tuy nhiên, nếu như không cảnh giác, doanh nghiệp sẽ rất dễ bị rơi vào rủi ro mà vụ việc 100 container hạt điều là vụ điển hình.

Doanh nghiệp cần thận trọng trong xuất khẩu hàng hóa

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - thông tin, các doanh nghiệp xuất khẩu điều trong vụ việc đều có điểm chung là giao dịch xuất khẩu thông qua doanh nghiệp môi giới là 1 doanh nghiệp Việt kiều đóng tại Hoa Kỳ. Doanh nghiệp này cũng đã làm việc với các doanh nghiệp Việt Nam một thời gian. Chính vì vậy, các doanh nghiệp đã có niềm tin với doanh nghiệp đó.

"Từ hiện tượng này có thể thấy, rủi ro thậm chí xuất phát ngay từ những đối tác, những giao dịch mà doanh nghiệp từng tin cậy thời gian trước đó. Do đó, xác minh độ tin cậy của bạn hàng qua các đơn vị tư vấn, qua cơ quan thương vụ tại nước ngoài là yếu tố quan trọng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp không được bỏ qua việc yêu cầu người mua đặt cọc cho lô hàng. Điều này thể hiện mức độ cam kết và sự nghiêm túc của đối tác" - ông Hải thông tin.

Riêng về phương thức thanh toán, hiện nay, phương thức thanh toán qua Thư tín dụng chứng từ (L/C) là phương thức an toàn và tốt nhất cho người bán. Tuy nhiên, phương thức này lại không được người mua hưởng ứng vì liên quan đến việc quay vòng vốn.

Đối với vụ việc 100 container hạt điều, doanh nghiệp đã thanh toán bằng hình thức nhờ thu bằng chứng từ, tức là sau khi giao hàng xong thì người bán sẽ gửi bộ chứng từ gốc cho ngân hàng như một bên thứ ba. Ngân hàng giữ ở đó đến khi người mua nhận được hàng và thanh toán tiền cho ngân hàng thì ngân hàng chuyển tiền lại cho người bán.

Ông Trần Thanh Hải phân tích: Về cơ bản thì đây là phương thức tương đối đảm bảo vì nó mang tính trung lập cho cả người mua và người bán. Tuy nhiên, trong trường hợp này, khi chuyển phát, bộ chứng từ chưa đến ngân hàng đã bị đánh tráo. Trong khi đó, bộ chứng từ gốc trong các chứng từ, gồm cả vận đơn, đơn giao hàng… đó là tài liệu để chứng nhận quyền sở hữu đối với lô hàng. Ai cầm được bộ chứng từ đó thì có quyền nhận hàng. Do đó, bộ chứng từ gốc có ý nghĩa hết sức quan trọng trong giao dịch thương mại quốc tế. Đây là điều doanh nghiệp phải hết sức lưu ý.

Ngoài ra, trong việc thương thảo hợp đồng, hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam thường giao quyền soạn thảo hợp đồng cho đối tác. Điều này sẽ khiến cho việc, khi xảy ra tranh chấp, bất lợi sẽ nghiêng về phía doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp được khuyến cáo, nên có sự đàm phán để có quyền soạn thảo nội dung, để khi xảy ra tranh chấp thì ta có thể kiểm soát được và có sự thuận lợi nhất định trong tranh chấp.

Ngay sau khi nhận được thông tin doanh nghiệp thất lạc 100 container điều, Bộ Công Thương đã lập ra tổ đặc trách gồm các cán bộ của nhiều đơn vị liên quan; phối hợp chặt chẽ với hiệp hội ngành nghề và Thương vụ Việt Nam tại Italia, giúp quá trình thu hồi 100 container điều diễn ra thuận lợi.
Phương Lan

Tin cùng chuyên mục

Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong xúc tiến thương mại và đầu tư tại Hoa Kỳ

Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Phòng vệ thương mại: Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất