Thứ hai 23/12/2024 00:31

Vĩnh Phúc đưa ra 4 cam kết trong thu hút đầu tư

Bên cạnh đủ điện cho sản xuất, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết sẽ cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho DN hoạt động tại địa phương.

Vĩnh Phúc thu hút hơn 3 tỷ USD vốn đầu tư từ Hàn Quốc

Theo báo cáo của các sở, ngành Vĩnh Phúc, tính đến nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được 238 dự án đầu tư từ các doanh nghiệp Hàn Quốc với tổng vốn hơn 3 tỷ USD. Hàn Quốc xếp thứ nhất về số vốn đăng ký đầu tư trong danh sách 20 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Vĩnh Phúc. Có được kết quả trên là do, thời gian qua tỉnh Vĩnh Phúc rất chú trọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và xác định, Hàn Quốc là thị trường trọng điểm đẩy mạnh hợp tác trong thời gian tới.

Tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút hơn 3 tỷ USD của các nhà đầu tư Hàn Quốc (Ảnh: NH)

Các dự án của Hàn Quốc đầu tư tại Vĩnh Phúc thuộc các lĩnh vực: Dệt may; sản xuất ô tô, xe máy; sản xuất điện, điện tử, dịch vụ thương mại. Trong đó, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ điện, điện tử và dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh các mặt hàng điện tử.

Một số dự án tiêu biểu của Hàn Quốc đầu tư tại tỉnh Vĩnh Phúc, bao gồm: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử của Công ty TNHH Partron Vina với tổng vốn đầu tư đăng ký 269,4 triệu USD, mục tiêu chính là sản xuất linh kiện điện tử; Dự án thành lập Công ty TNHH YPE Vina của Tập đoàn Young Poong với tổng vốn đầu tư 200 triệu USD, mục tiêu chính là sản xuất linh kiện điện tử; Dự án nhà máy sản xuất Interflex và Korea Circuit Vina của Công ty Korea Ciruit với tổng vốn đăng ký 161,5 triệu USD sản xuất trong lĩnh vực linh kiện điện tử…

Tại buổi tiếp Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KOCHAM), ông Hong Sun diễn ra mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông cho biết: Tại Vĩnh Phúc, Hàn Quốc xếp vị trí thứ nhất cả về số dự án và số vốn đăng ký đầu tư; các dự án đều tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên của tỉnh như sản xuất linh kiện điện tử, phụ tùng ô tô, dệt may, sản xuất điện tử, chất bán dẫn, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Cũng theo Chủ tịch Trần Duy Đông, Vĩnh Phúc là một tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi và có nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đến đầu tư. Đước đánh giá là tỉnh phát triển trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng và rất gần Thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc là “cầu nối” giữa các tỉnh phía tây bắc với Hà Nội và Đồng bằng châu thổ sông Hồng, do vậy có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế khu vực và quốc gia.

Về kết cấu hạ tầng, cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của Vĩnh Phúc đều phát triển. Tỉnh đã quy hoạch 27 khu công nghiệp, trong đó có 9 khu đã đi vào hoạt động và 5 khu đang hoàn thiện kết cấu hạ tầng.

Đặc biệt, theo Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông, địa phương đã và đang tiếp tục hoàn thiện thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, trao thẩm quyền cho Ban quản lý Khu công nghiệp giải quyết các thủ tục hành chính theo mô hình một cửa tại chỗ. Định hướng chung của Vĩnh Phúc là hỗ trợ các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp và sẽ cung cấp các dịch vụ tiện nghi tiện ích như dịch vụ viễn thông, cung cấp nước sạch, xử lý nước thải, hoàn thiện kết cấu hạ tầng…

Hàn Quốc là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam, đồng thời là nhà đầu tư số 1 tại Vĩnh Phúc (Ảnh: STV)

4 cam kết trong thu hút đầu tư

Ông Hong Sun - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KOCHAM) đánh giá cao về môi trường đầu tư tại tỉnh Vĩnh Phúc, đồng thời cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ, kêu gọi các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.

Tuy nhiên, ông Hong Sun cũng bày tỏ những lo lắng về môi trường đầu tư tại tỉnh Vĩnh Phúc, đặc biệt là liên quan đến vấn đề điện năng, đồng thời mong muốn tỉnh Vĩnh Phúc đưa ra những định hướng thu hút đầu tư vào địa phương trong thời gian tới, để KOCHAM tuyên truyền, giới thiệu tới những nhà đầu tư Hàn Quốc, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp Hàn Quốc khi quan tâm đến địa phương.

Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông cho biết: Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, định hướng thu hút đầu tư của Vĩnh Phúc trong thời gian tới là các dự án phát triển công nghiệp, ưu tiên thu hút các dự án vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, cơ khí chế tạo, thiết bị điện, điện tử, chất bán dẫn, ô tô, xe máy...

Để thực hiện định hướng trên, Vĩnh Phúc luôn quan tâm tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách, tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nói chung, các nhà đầu tư Hàn Quốc nói riêng tìm hiểu, triển khai các dự án đầu tư tại tỉnh phát triển công nghiệp là ưu tiên thu hút các dự án vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, cơ khí chế tạo, thiết bị điện, điện tử, chất bán dẫn, ô tô, xe máy.

Đặc biệt, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng đưa ra 4 nội dung cam kết trong thu hút đầu tư. Thứ nhất, các sở ngành Vĩnh Phúc sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp.

Thứ hai, Vĩnh Phúc đã kết nối, phối hợp với EVN để đảm bảo đủ điện cho sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, liên quan đến nguồn nhân lực, theo Chủ tịch Trần Duy Đông, Vĩnh Phúc sẽ đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Thứ tư, Vĩnh Phúc không chỉ tạo điều kiện cho nhà đầu tư mới, mà còn tiếp tục chăm lo cho các nhà đầu tư đã đầu tư vào Vĩnh Phúc, các doanh nghiệp đang hoạt động tại Vĩnh Phúc.

“Chúng tôi xác định, ngoài xúc tiến đầu tư thu hút đầu tư mới, thì phải chăm lo, hỗ trợ cho nhà đầu tư đã hoạt động ở Vĩnh Phúc, khi ở Vĩnh Phúc họ được chăm lo tốt, có được môi trường đầu tư tốt, môi trường hoạt động tốt họ sẽ chính là những người giới thiệu về môi trường đầu tư Vĩnh Phúc thuyết phục nhất" - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc thông tin.

Nguyễn Hoà
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Vĩnh Phúc

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững