Chủ nhật 24/11/2024 23:30

Vĩnh Long tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu nông, thủy sản

Trên cơ sở tiềm năng sẵn có Vĩnh Long định hướng tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm nông, thủy sản gắn với vùng nguyên liệu tập trung.

Tại Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Vĩnh Long xác định tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm nông sản, thủy sản, thực phẩm gắn với vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, đi đôi với phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến.

Căn cứ để Vĩnh Long xác định ngành công nghiệp ưu tiên là dựa trên tiềm năng sẵn có của địa phương.

Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Vĩnh Long hiện là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước, đặc biệt nằm trong vùng tứ giác phát triển cây ăn trái lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, có tiềm năng phát triển các lúa, màu, cây ăn quả lớn, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Vĩnh Long tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu nông, thủy sản. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, kinh tế thủy sản là một trong những mũi đợt phá của tỉnh, với diện tích nuôi trồng khoảng 2.197ha, sản lượng thủy sản nuôi tròng và khai thác (chủ yếu là cá tra) đạt trên 150.000 tấn/năm. Chăn nuôi gia súc (chủ yếu là gà, bò và lợn) với số lượng hàng năm trên 11 triệu con.

Trong tương lai, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hình thức trang trại và khai thác thế mạnh về nuôi thủy sản phục vụ cho chế biến xuất khẩu là lĩnh vực ưu tiên trong định hướng phát triển của tỉnh.

Bên cạnh tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu nông, thủy sản, thực phẩm, trong dài hạn, Vĩnh Long cũng ưu tiên thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đối với các doanh nghiệp có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dung tiết kiệm tài nguyên đất, nước.

Hiện Vĩnh Long đã xây dựng phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp, cụm công nghiệp của địa phương. Theo đó, Vĩnh Long, phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại những vị trí thuận lợi, kết nối giao thông đường bộ, đường thủy, cảng hàng hóa; bảo đảm các điều kiện hạ tầng điện, nước, thu gom và xử lý rác thải, nước thải và hạn chế tối đa sử dụng đất trồng lúa.

Đến năm 2030, khi có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, cụm công nghiệp, Vĩnh Long sẽ có: 5 khu công nghiệp (thành lập mới 3 khu công nghiệp tại thị xã Bình Minh, các huyện: Bình Tân, Mang Thít. Tiếp tục nghiên cứu, mở rộng khu công nghiệp Hòa Phú khi được bổ sung chỉ tiêu sử dụng đất của cấp có thẩm quyền) và 9 cụm công nghiệp (thành lập mới 8 cụm công nghiệp tại thị xã Bình Minh, các huyện: Mang Thít, Vũng Liêm, Tam Bình, Bình Tân và Trà Ôn).

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Vĩnh Long

Tin cùng chuyên mục

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Bài 3: Đáp ứng kỳ vọng, tạo động lực phát triển mới