Thứ tư 06/11/2024 03:54

Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn, tin cậy của nhà đầu tư Nhật Bản

"Bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, mối quan hệ hợp tác kinh tế, đầu tư giữa Việt Nam - Nhật Bản vẫn phát triển ổn định và kỳ vọng sẽ có thêm nhiều triển vọng trong năm 2022" - ông Takeo Nakajima - Trưởng đại diện Tổ chức thương mại Nhật Bản tại Hà Nội (Jetro Hà Nội), kiêm Phó Chủ tịch JCCI (Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam) - chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương.
Xin ông cho biết, đánh giá về hợp tác kinh tế đầu tư Việt Nam - Nhật Bản năm 2021 vừa qua trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến căng thẳng?

Theo quan sát của chúng tôi, có nhiều chỉ số hợp tác kinh tế, đầu tư đạt tỷ lệ thấp hơn so với khi chưa có dịch Covid-19, nhưng nhìn chung, quan hệ kinh tế, đầu tư Việt Nam - Nhật Bản vẫn phát triển ổn định. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản tăng 4,8%, dù tỷ lệ tăng này không nhiều do giảm cầu tại Nhật Bản, đứt gãy tạm thời của chuỗi sản xuất, logistics vì dịch bệnh, nhưng đây cũng là một con số tích cực trong giai đoạn khó khăn.

Ông Takeo Nakajima - Trưởng đại diện Tổ chức thương mại Nhật Bản tại Hà Nội (Jetro Hà Nội), kiêm Phó Chủ tịch JCCI (Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam)

Ngoài ra, trước làn sóng dịch chuyển đầu tư, Việt Nam vẫn là điểm đến tiềm năng được nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm. Trong 11 tháng năm 2021, dòng vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam tăng 54% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó, vốn đầu tư mới chiếm 73,4%, vốn đầu tư mở rộng chiếm 20,4%. 11 tháng năm 2021, đã có 183 dự án đầu tư mới của Nhật Bản vào Việt Nam, trong đó có 2 dự án quy mô lớn là Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II, có tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD tại Cần Thơ và Dự án Nhà máy sản xuất giấy Kraft Vinva (Rengo), tổng vốn đăng ký 611,4 triệu USD tại tỉnh Vĩnh Phúc.

Chính phủ Việt Nam đã chuyển sang trạng thái thích ứng linh hoạt với dịch Covid-19. Ông dự báo thế nào về cơ hội và triển vọng phục hồi kinh tế Việt Nam cũng hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Nhật Bản vào năm 2022?

Việt Nam đang ở vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, vì thế việc ngừng sản xuất ở Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến thế giới. Theo đó, các công ty nước ngoài, trong đó có Nhật Bản, đánh giá cao quyết định của Chính phủ Việt Nam về chủ trương thích ứng linh hoạt với dịch bệnh, từng bước mở cửa kinh tế. Theo dự báo của nhiều tổ chức, GDP của Việt Nam năm 2021 có khả năng khoảng 1,5 - 3%, đây vẫn là mức tăng trưởng thấp so với mức 2,9% vào năm 2020. Tuy nhiên, cũng đã có nhiều dự đoán lạc quan hơn đối với nền kinh tế Việt Nam đó là sẽ phục hồi hình chữ V vào năm 2022. Dự đoán này cũng phù hợp với khảo sát của Jetro.

Dòng vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam tiếp tục tăng

Theo khảo sát gần đây của Jetro, năm 2021 là một năm đầy thách thức đối với các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, chỉ 31% công ty (con số này thấp hơn so với kết quả khảo sát các nước khác trong ASEAN) nói rằng lợi nhuận của họ đã được cải thiện kể từ năm 2020. Tuy nhiên, đề cập đến năm 2022, 56% doanh nghiệp cho rằng tình hình hoạt động kinh doanh của họ sẽ được cải thiện và phục hồi.

Bên cạnh đó, theo khảo sát của chúng tôi, các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn luôn coi Việt Nam là cơ sở để mở rộng sản xuất, xuất khẩu ra thị trường thế giới và thị trường nội địa. Cùng với đó, trong tương lai, chúng tôi cho rằng, hợp tác thương mại hai bên chắc chắn sẽ có sự bứt phá hơn nữa bởi nỗ lực tạo thuận lợi thương mại của hai Chính phủ...

Để thúc đẩy hợp tác kinh tế, đầu tư giữa hai nước phục hồi, phát triển vào năm 2022, Jetro Hà Nội sẽ có những hoạt động trọng tâm nào tới đây, thưa ông?

Để thúc đẩy kinh doanh giữa Nhật Bản và Việt Nam, Jetro Hà Nội sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc triển lãm thương mại và kết hợp kinh doanh trực tuyến, hoặc trực tiếp kết hợp với trực tuyến để tạo cơ hội giao thương cho doanh nghiệp hai bên. Dự kiến, Jetro sẽ phối hợp với Chính phủ Việt Nam tổ chức hội nghị đầu tư Việt Nam, tổ chức tọa đàm thu hút đầu tư vào các địa phương. Thông qua các hội nghị đầu tư, sự kiện đối thoại với chính quyền địa phương kết hợp với các chuyến thị sát, chúng tôi sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp hai nước, nhất là nhà đầu tư Nhật Bản tiếp cận cơ hội cũng như có định hướng đầu tư, kinh doanh phù hợp.

Xin cảm ơn ông!

Hoa Quỳnh (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Ngành chế biến, chế tạo đẩy mạnh tăng trưởng công nghiệp 10 tháng của Nam Định

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia chuyển đổi năng lượng xanh, giao thông xanh

PMI Việt Nam tăng trưởng trở lại, tạo lực đẩy cho sản xuất công nghiệp tăng tốc cuối năm

TP. Hồ Chí Minh: Tìm giải pháp thiết lập hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành nam châm vĩnh cửu, đất hiếm

Cần cơ chế đột phá phát triển ngành công nghiệp hoá dược

igus® mang đến giải pháp bền vững cho phòng sạch và tự động hóa tại triển lãm VIMF Bắc Ninh 2024

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Để lĩnh vực hóa chất trở thành ngành công nghiệp nền tảng

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất lạc quan về đích năm 2024 vượt 40% kế hoạch

Sắp diễn ra Triển lãm ngành gốm sứ và đá khu vực Đông Nam Á

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho công nghiệp chế tạo tự chủ sản xuất

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Ngành công nghiệp chế tạo thiết bị toàn bộ ghi dấu ấn trên nhiều công trình trọng điểm

Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế