Thứ năm 10/04/2025 09:40

Việt Nam nhập khẩu hạt điều nhiều nhất từ các thị trường nào?

Dù là nước xuất khẩu hạt điều hàng đầu thế giới, nhưng Việt Nam cũng chi hàng tỷ USD để nhập khẩu hạt điều.

Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, 11 tháng năm 2023, nhập khẩu hạt điều của Việt Nam đạt gần 2,66 triệu tấn với kim ngạch 3,07 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng hạt điều nhập khẩu tăng 46,5%, và tăng 19,2% về giá trị. Các doanh nghiệp nhập khẩu hạt điều thô về để chế biến và xuất khẩu.

Việt Nam nhập khẩu hạt điều nhiều nhất từ các thị trường nào?

5 thị trường cung cấp hạt điều lớn nhất cho Việt Nam gồm: Bờ Biển Ngà, Campuchia, Nigeria, Ghana và Tanzania.

Trong đó, hạt điều nhập khẩu từ Bờ Biển Ngà và Campuchia chiếm 57,5% tổng giá trị nhập khẩu toàn ngành điều trong 11 tháng qua.

Tuy nhiên, cơ cấu thị trường nhập khẩu hạt điều có sự thay đổi. Việt Nam giảm nhập từ Campuchia và Tanzania nhưng tăng nhập từ Bờ Biển Ngà, Nigeria và Ghana.

Cụ thể, lượng hạt điều nhập khẩu từ Bờ Biển Ngà lên tới 850 nghìn tấn, giá trị đạt 919,3 triệu USD, tăng 86,6% về lượng và tăng 56,7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Hạt điều nhập từ Nigeria tăng đột biến 133,2% về lượng và tăng 89,7% về giá trị.

Lượng hạt điều nhập từ Ghana cũng tăng 71%, giá trị tăng 45,5%.

Ngược lại, hạt điều nhập từ Campuchia giảm còn 613,2 nghìn tấn, giá trị đạt 835,3 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái giảm 13,8% về lượng và giảm 23,3% về giá trị. Dù vậy, Campuchia vẫn là thị trường cung cấp điều thô lớn thứ hai cho Việt Nam, chỉ sau Bờ Biển Ngà.

Theo ông Suy Kok Thean - Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Campuchia, thị trường hạt điều chưa chế biến lớn nhất của Campuchia là Việt Nam, đã vượt hơn 90%. Tuy nhiên, không chỉ có các thương lái Việt Nam mà còn rất nhiều thương lái quốc tế khác cũng đã tới tìm hiểu và mua các sản phẩm từ hạt điều của Campuchia.

Campuchia là nhà cung cấp hạt điều lớn nhất ở Đông Nam Á cho Việt Nam. Cụ thể, trong 10 tháng của năm 2023, Campuchia đã xuất khẩu hơn 615.000 tấn, trên tổng số hơn 651.000 tấn hạt điều tươi, thu về hơn 813 triệu USD, giảm 16,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Đáng nói, dù kim ngạch xuất khẩu sang Việt Nam giảm nhưng giá hạt điều từ Campuchia đang ở mức cực hấp dẫn. Bên cạnh Campuchia, Việt Nam cũng nhập khẩu hạt điều từ các quốc gia khác như: Bờ Biển Ngà, Ghana, Nigeria…

Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp chế biến điều chưa chủ động được nguồn nguyên liệu. Nguồn cung hạt điều thô nội địa mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% công suất chế biến, 70% nguyên liệu phụ thuộc vào nguồn hàng nhập khẩu.

Để thúc đẩy ngành điều phát triển, lãnh đạo Hiệp hội Điều Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp chế biến cần chú trọng đầu tư phát triển vùng nguyên liệu; hỗ trợ, ký kết hợp đồng thu mua với người trồng điều để có nguồn nguyên liệu ổn định. Qua đó, giảm sự lệ thuộc vào nguồn cung điều thô từ nước ngoài, nâng cao sức cạnh tranh cho chế biến xuất khẩu điều của nước ta.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: nhập khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt 'bão' thuế quan: Bộ Công Thương luôn sát cánh

Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao?

Argentina tuyên bố thoả thuận thuế 0%, Campuchia đề nghị 5% với Mỹ

Kiểm soát thương mại chiến lược: Đòn bẩy tái cân bằng xuất nhập khẩu

Bộ trưởng Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng mới

Xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 202,52 tỷ USD

Giảm thuế nhập khẩu với Hoa Kỳ: Mở cửa thị trường, giữ chắc nền móng

Đàm phán thuế quan Việt - Mỹ trên bàn cờ lớn: Một vài khuyến nghị

Hiệp hội Logistics Việt Nam thành lập tổ phản ứng nhanh tiếp nhận ý kiến doanh nghiệp

Bộ Công Thương sẽ xây dựng website riêng về xuất xứ hàng hóa

Chưa vội điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu: Bình tĩnh nhìn tổng thể

Hàng Việt xuất khẩu vào Bắc Âu trước thách thức có thêm cơ hội mới

Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường nước ngoài: Sẽ tiếp tục trao đổi, đàm phán với Hoa Kỳ

Cơ hội vươn tầm quốc tế qua thương mại điện tử