Thứ tư 18/12/2024 22:26

Việt Nam-Lào: Tối đa hóa tiềm năng, nâng kim ngạch thương mại song phương lên 2 tỷ USD

Chính phủ hai nước Việt Nam - Lào mong muốn tăng giá trị thương mại song phương lên 2 tỷ USD bằng cách tối đa hóa tiềm năng hợp tác thương mại sẵn có.

“Sức bật” từ Hiệp định thương mại mới

Nhìn nhận về quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Lào Nguyễn Bá Hùng nhận định, quan hệ hai nước Việt Nam - Lào đang phát triển hết sức tốt đẹp, toàn diện trên nền tảng ngày càng tin cậy và gắn bó.

Việt Nam và Lào có chung đường biên giới dài đi qua địa giới hành chính của 10 tỉnh, thành phố của cả hai nước, với 9 cặp cửa khẩu quốc tế, 6 cặp cửa khẩu chính và 18 cặp cửa khẩu phụ, cùng 27 lối mở và 9 khu kinh tế cửa khẩu, hoạt động trao đổi về kinh tế cũng như đi lại, xuất nhập khẩu hàng hóa, lao động giữa Việt Nam và Lào được Lãnh đạo cấp cao hai nước luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi phát triển trong nhiều năm qua.

Hợp tác kinh tế trở thành nền tảng lâu dài trong quan hệ hai nước và đang trên đà phát triển hiệu quả hơn. Việt Nam luôn nằm trong Top 3 đối tác thương mại lớn nhất của Lào nhiều năm qua. “Dù là một nước nhỏ với dân số chỉ khoảng 7 triệu người, song Lào có vai trò đặc biệt quan trọng trong quan hệ chính trị, quốc phòng an ninh với Việt Nam, trong đó hoạt động thương mại biên giới đóng vai trò quan trọng trong hợp tác thương mại hai nước, chiếm đến 90% tổng giá trị thương mại của hai bên” - Đại sứ Nguyễn Bá Hùng nhấn mạnh.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên từng khẳng định, hợp tác trong lĩnh vực Công Thương là trụ cột hết sức quan trọng trong quan hệ hai nước. Vì vậy, để khai thác tiềm năng hợp tác thương mại hai nước, ngày 8/4/2024, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Malaithong Kommasith đã ký Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào mới hướng tới mục tiêu tăng cường, củng cố hơn nữa quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, thúc đẩy tiếp cận thị trường cho hàng hóa, dịch vụ và tạo sự kết nối phát triển ổn định, bền vững và lâu dài.

Đáng chú ý, Hiệp định cũng hướng tới mục tiêu cùng tạo thuận lợi tối đa trong việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và cung ứng dịch vụ, dành cho nhau những ưu đãi đặc biệt về thương mại hàng hóa và dịch vụ.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã cùng Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào mới hồi tháng 4/2024. Ảnh: Nguyên Minh

Nhờ “sức bật” từ Hiệp định mới, trong 8 tháng năm 2024, thương mại hai nước Việt Nam - Lào đã tăng trưởng mạnh mẽ, đạt được những kết quả vô cùng ấn tượng. Số liệu từ Vụ Thị trường châu Á - châu Phi cho biết, trong 8 tháng 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Lào đạt 1,3 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 429,5 triệu USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2023. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Lào đạt 915,2 triệu USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Các mặt hàng chính xuất khẩu chính của Việt Nam sang Lào tập trung vào sản phẩm hóa chất (đạt 47,7 triệu USD, tăng 1560,6%); xăng dầu (đạt 45,7 triệu USD; tăng 19,6%); máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (đạt 35,8 triệu USD, tăng 32,9%); sản phẩm từ sắt thép (đạt 32,2 triệu USD, tăng 22,4%); phương tiện vận tải và phụ tùng (đạt 27,6 triệu USD, giảm 6,5%)...

Chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Lào sản phẩm cao su (đạt 140,7 triệu USD; tăng 31,6%); than đá (đạt 93,5 triệu USD, giảm 25,1%); gỗ và sản phẩm gỗ (đạt 65,4 triệu USD, giảm 3,8%); phân bón các loại (đạt 62,1 triệu USD, giảm 5,7%; quặng và khoáng sản khác (đạt 50,8 triệu USD, tăng 23,6%)...

Về hợp tác đầu tư, tính đến nay doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào 245 dự án, có tổng vốn đăng ký 5,5 tỷ USD; vốn thực hiện lũy kế đến nay đạt khoảng 2,75 tỷ USD. Trong đó, nhiều dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng nghìn lao động, bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước Lào, nhất là trong các lĩnh vực viễn thông, ngân hàng, trồng chế biến cao su, sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm, sữa…

Thời gian tới, doanh nghiệp Việt Nam có thể tăng cường xuất khẩu sang Lào hàng tiêu dùng, thực phẩm, hàng công nghiệp và xây dựng... Ảnh minh họa

Nhận định đánh giá về dư địa, cũng như tiềm năng mở rộng không gian hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cho rằng, xuất khẩu của Việt Nam sang Lào trong thời gian tới có thể tiếp tục tăng trưởng dựa trên cơ sở của mối quan hệ thương mại tích cực giữa hai nước. Trong đó, doanh nghiệp Việt Nam có thể tăng cường xuất khẩu sang Lào hàng tiêu dùng, thực phẩm, hàng công nghiệp và xây dựng...

Ngoài ra, máy móc và thiết bị công nghiệp cũng có thể là các sản phẩm mà Việt Nam có thể tăng cường xuất khẩu sang Lào để hỗ trợ phát triển hạ tầng và công nghiệp của Lào. Bên cạnh đó, nông sản và thực phẩm chế biến; các dịch vụ như du lịch, giáo dục và tư vấn cũng có thể trở thành lĩnh vực mở rộng xuất khẩu từ Việt Nam sang Lào.

Tối đa hóa tiềm năng, dư địa hợp tác

Để đẩy mạnh hợp tác thương mại giữa hai nước Việt Nam - Lào, thời gian qua Thương vụ Việt Nam tại Lào đã phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại định kỳ hàng năm nhằm tạo dựng các cơ hội kết nối giao thương giữa các địa phương của hai nước, nổi bật là Hội chợ Thương mại Việt - Lào (VietLao Expo).

Năm 2024, Hội chợ diễn ra từ ngày 25 - 29/7/2024, tại Trung tâm hội nghị triển lãm quốc tế Lào, thủ đô Viêng Chăn với quy mô 250 gian hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ. “Hội chợ được tổ chức thường niên từ năm 2007 đến nay không chỉ có vai trò làm cầu nối hiệu quả cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư hai nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết, mà còn là sự kiện chính trị, kinh tế - xã hội có ý nghĩa góp phần củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào” - Đại sứ Nguyễn Bá Hùng nhận định.

Năm 2024, Hội chợ Thương mại Việt - Lào diễn ra từ ngày 25 - 29/7/2024, tại Trung tâm hội nghị triển lãm quốc tế Lào, thủ đô Viêng Chăn với quy mô 250 gian hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ. Ảnh: Moi.gov.vn

Cũng theo Đại sứ, trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, mối quan hệ trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại và đầu tư giữa hai nước hết sức quan trọng và cần phát huy. Trong thời gian tới, Chính phủ hai nước mong muốn tăng giá trị thương mại song phương lên 2 tỷ USD bằng cách tối đa hóa tiềm năng hợp tác thương mại mà hai nước có thể mang lại.

Hiện thực hóa mục tiêu đề ra, Chính phủ hai nước giao nhiệm vụ cho Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Công Thương Lào thúc đẩy, nâng cấp các thỏa thuận thương mại đã ký kết, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng thương mại... nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu hai nước.

Trước đó, trong hội đàm giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt NamNguyễn Hồng Diên với Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Malaithong Kommasit, đưa ra các giải pháp để khai thác tiềm năng hợp tác thương mại hai nước, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị, hai bên thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá giữa hai nước, gia tăng khối lượng kim ngạch thương mại giữa hai nước; thúc đẩy hợp tác phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam - Lào; tập trung khai thác tối đa hiệu quả của các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu hiện có tại khu vực biên giới hai nước; tăng cường hợp tác phát triển thương mại điện tử...

Góp phần triển khai những nhiệm vụ do lãnh đạo hai nước đặt ra, Thương vụ Việt Nam tại thị trường Lào cũng khuyến nghị, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cần tăng cường phối hợp tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, không chỉ tại thủ đô Viêng Chăn mà còn mở rộng sang các tỉnh, thành lân cận của nước bạn Lào. Bởi, những chương trình hội chợ, xúc tiến thương mại, kết nối giao thương cần vận động, khuyến khích các doanh nghiệp lớn, thương hiệu lớn tham gia tạo ấn tượng mạnh cho doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam tại thị trường Lào.

Từ ngày 8-11/10/2024, tại Thủ đô Viêng-Chăn của Lào, Hội nghị Cấp cao lần thứ 44, 45 và các Hội nghị cấp cao liên quan, với sự tham dự của Lãnh đạo các nước ASEAN, đối tác cùng nhiều khách mời là đại diện các tổ chức quốc tế và khu vực sẽ được diễn ra.

Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan. Tham dự dùng Đoàn công tác Bộ Công Thương có đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ, đơn vị chức năng trong Bộ: Vụ Chính sách thương mại đa biên, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Viện Cơ khí, Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, Văn phòng Bộ, Báo Công Thương...

Bên cạnh những hoạt động của Thủ tướng Chính phủ, dự kiến, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng sẽ có các cuộc gặp gỡ, trao đổi song phương bên lề nhân chuyến công tác.

Hoàng Giang
Bài viết cùng chủ đề: Cục Xúc tiến thương mại

Tin cùng chuyên mục

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp kỹ năng xúc tiến thương mại sang thị trường RCEP

2024: Năm thành công rực rỡ của hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

‘Kéo’ nhà mua hàng quốc tế đến Việt Nam để quảng bá rau, quả

Thương mại điện tử: 'Cuộc đua' tiếp tục sôi động

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Khai mạc Tuần hàng nông sản, đầu tư kết nối tiêu thụ sản phẩm của tỉnh Tuyên Quang tại Hải Phòng

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

Hàng nghìn người 'săn' hàng hiệu giá rẻ ở thành phố Vũng Tàu

Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024