Thứ năm 14/11/2024 14:26

Vì sao giáo viên xin nghỉ việc ngày một gia tăng?

Một thực tế đáng lo ngại đang diễn ra hiện nay là số lượng giáo viên xin nghỉ việc ở nhiều địa phương trên cả nước có chiều hướng tăng. Vì sao vậy?

Tại buổi họp báo thường kỳ cuối tháng 8 vừa qua, ông Trần Hữu Thuỳ Giang – Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, tại địa bàn tỉnh có 127 giáo viên xin nghỉ việc, trong đó chiếm phần lớn là giáo viên khối mầm non và tiểu học. Đây là con số khá cao, bởi so với cả năm 2022, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ có 81 trường hợp giáo viên nghỉ việc.

Số lượng giáo viên nghỉ việc ngày càng tăng tạo nên những khó khăn trong việc phân bổ giáo viên giữa các vùng, khu vực và phân môn để đảm bảo kế hoạch dạy và học trước thềm năm học mới 2023 – 2024.

Ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (thứ 2 từ trái sang) kiểm tra, động viên cô trò trường mầm non tại thành phố Huế trước thềm năm học mới

Đây không chỉ là khó khăn riêng của ngành giáo dục Thừa Thiên Huế mà tình trạng giáo viên xin nghỉ trên cả nước có chiều hướng tăng lên thời gian qua.

Theo thống kê từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2022 – 2023 đã có trên 9.000 giáo viên trên cả nước xin nghỉ việc. Cũng theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giáo viên xin nghỉ việc hoặc xin ra khỏi ngành, tuy vậy tựu trung vào một số nguyên nhân như công tác quy hoạch, dự báo nhu cầu giáo viên chưa sát, không theo kịp thực tế; biến động dân số, dịch chuyển lao động giữa các vùng miền với số lượng lớn và không có quy luật. Việc tuyển dụng giáo viên phổ thông ở các địa phương còn bất cập, chưa kịp thời do thiếu nguồn tuyển; thiếu cơ chế thu hút và giữ giáo viên gắn bó với nghề, lương giáo viên mới được tuyển dụng thấp...

Ở chiều ngược lại, hiện nay cả nước còn thiếu khoảng 118.253 giáo viên (từ bậc mầm non đến trung học phổ thông), số giáo viên thiếu tăng thêm 11.308 người so với năm học trước.

Thực tế, tình trạng thừa, thiếu giáo viên còn diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương, nhất là giáo viên dạy các môn học mới (các môn tiếng Anh, tin học, âm nhạc, mỹ thuật) nhưng chậm được khắc phục. Trong khi đó, chỉ tiêu phân bổ giáo viên cho các địa phương đa số thấp hơn so với nhu cầu thực tế.

Trở lại vấn đề giáo viên xin nghỉ việc ngày một nhiều trong năm học mới tại Thừa Thiên Huế, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo cho rằng giải pháp trước mắt của ngành là tiếp tục động viên giáo viên toàn ngành nỗ lực, phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Về lâu dài, ngành giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục tuyển dụng mới nhiều giáo viên để bổ sung và tăng cường thêm nguồn nhân lực. Tuy nhiên, hiện công tác tuyển mới giáo viên gặp khá nhiều khó khăn, nhất là đối với tuyến huyện do vấn đề tiền lương, áp lực công việc.

Hiện ngành giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế đang tích cực động viên đội ngũ giáo viên toàn tỉnh vượt qua khó khăn, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm học mới. Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế cũng đề nghị tỉnh có chủ trương cải thiện chế độ chính sách để tăng thu nhập cho giáo viên. Trong các cuộc họp, gặp gỡ giáo viên trước thềm năm học mới Lãnh đạo Sở đều động viên toàn thể giáo viên cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, tự bản thân mỗi giáo viên đều phấn đấu thi đua dạy tốt học tốt.

Để giáo viên được an tâm công tác, tận tâm, tận lực trong công tác “trồng người” thiết nghĩ Chính phủ, các Bộ, ban, ngành liên quan cần có chính sách dài hơi và căn cơ, trong đó trước mắt là chính sách tiền lương phải đảm bảo cuộc sống ổn định cho thầy cô đứng lớp. Bên cạnh đó, xã hội cần tôn trọng hơn, chăm lo hơn đến nghề dạy học, cho đúng với câu “một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tin cùng chuyên mục

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'

Phụ huynh học sinh cần làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông cho con em?

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Từ vụ 'cô đồng bát nước': Cần tỉnh táo trước chiêu trò mê tín dị đoan thời 4.0

Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Kêu gọi từ thiện: Khi lòng tốt cần 'đi đôi' với chấp hành quy định pháp luật

Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Bệnh viện vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ: Lỗi có phải chỉ ở công tác đấu thầu?

Quản lý thuế với sàn thương mại điện tử nước ngoài bán hàng vào Việt Nam: Cách nào?

Loạt dự án bỏ hoang ở Đà Nẵng: Đừng ôm 'đất vàng' rồi lãng phí

Temu và câu chuyện phản ứng nhanh nhạy của thương mại điện tử Việt Nam

Thẩm mỹ chân mày phong thuỷ mọc lên như nấm sau mưa: Coi chừng 'tiền mất, tật mang'

Xử lý vi phạm giao thông lứa tuổi học sinh: Cần sự vào cuộc của cả xã hội

Bán thuốc qua kênh thương mại điện tử: Vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều