Thứ năm 15/05/2025 05:21

Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 của Bắc Ninh giảm mạnh?

Sau nhiều tháng tăng liên tiếp, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 của tỉnh Bắc Ninh giảm mạnh.

Báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh cho thấy, trong tháng 10/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của địa phương giảm tới 6,85% so với tháng trước và giảm 6,05% cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng của năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh chỉ còn tăng 5,28%, do tháng 10 giảm sâu đã kéo chỉ số sản xuất công nghiệp chung giảm theo.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 của Bắc Ninh giảm mạnh. Ảnh: Bắc Ninh

Nguyên nhân là do các doanh nghiệp thuộc ngành 26 (ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học) sụt giảm; trong đó đáng chú ý tại thị trường điện thoại thông minh cao cấp, Samsung cũng đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Apple và Huawei.

Sản xuất công nghiệp giảm cũng đã kéo theo chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp giảm. Tại thời điểm ngày 1/10/2024, chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp giảm 0,23% so với tháng trước và giảm 8,67% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng, chỉ số sử dụng lao động của toàn ngành công nghiệp giảm 4,29% so với cùng kỳ.

Như vậy, những tháng tiếp theo, Bắc Ninh cần phải bám sát tình hình sản xuất của các ngành công nghiệp trọng điểm, điều hành hiệu quả kịp thời nắm bắt để tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển sản xuất.

Theo quyền Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh Khổng Văn Thắng, những tháng cuối năm, kinh tế của tỉnh Bắc Ninh vẫn còn những khó khăn trong nội tại. Do vậy, để các động lực tăng trưởng phục hồi tốt nhất, một số giải pháp được Cục Thống kê khuyến nghị, đó là: Các Sở, ngành, địa phương trong tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 01/CT-UBND ngày 09/01/2024 của UBND tỉnh Bắc Ninh; tiếp tục bám sát, chủ động phân tích, dự báo và có kịch bản ứng phó phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội; kịp thời ổn định đời sống nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất - kinh doanh, duy trì tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Bên cạnh đó, tiếp tục theo dõi sát diễn biến của kinh tế thế giới, đặc biệt chính sách của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản… ảnh hưởng trực tiếp tới thương mại của tỉnh nhất là hoạt động xuất, nhập khẩu, từ đó kịp thời đưa ra cảnh báo cho cộng đồng doanh nghiệp có phản ứng kịp thời.

Các đơn vị chức năng của tỉnh theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát để có biện pháp ứng phó phù hợp nhằm bảo đảm nguồn cung, bình ổn giá cả trên địa bàn tỉnh.

Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: ngành công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Tỉnh Hưng Yên sau sáp nhập dự kiến có 104 xã, phường

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sóc Trăng: Cần hơn 61.500 tỷ đồng để đầu tư hệ thống cảng biển

Cà Mau sẽ tổ chức bắn pháo hoa nhân ngày sinh Bác Hồ

Thanh Hóa: Bí thư xã, phường mới phải có cao cấp lý luận chính trị

Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh chinh phục thị trường Trung Đông

Lâm Đồng đẩy nhanh kiện toàn bộ máy sau sáp nhập

Những hình ảnh ấn tượng đêm khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025

Mãn nhãn 'đại tiệc' pháo hoa trên bầu trời Hải Phòng

Chủ tịch nước Lương Cường: Hải Phòng có cơ hội to lớn, đi đầu cả nước trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Hải Phòng: Hào hùng 70 năm giải phóng và đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng”

Hà Nội triển khai giải pháp cung ứng điện mùa cao điểm

Chùm ảnh: Hải Phòng khánh thành Bến cảng Container quốc tế vốn đầu tư gần 7.000 tỷ đồng

TRỰC TIẾP: Khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025

Ý tưởng xây dựng khu công nghiệp kiểu mẫu Việt - Hàn tại Hà Nội

Điện Biên triển khai “bốn tại chỗ” ứng phó thiên tai

Bảo hiểm xã hội Hưng Yên: Đẩy mạnh cải cách TTHC, hướng tới sự hài lòng của người dân

Đề xuất bổ sung kinh phí cho Khu công nghệ số Hậu Giang

Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm làm việc tại Lai Châu

Đà Nẵng ưu tiên tuyển sinh con em cán bộ, công chức tỉnh Quảng Nam