Thứ tư 18/12/2024 19:45

Về Dương Nổ thăm Nhà lưu niệm Bác Hồ

Chúng tôi rất xúc động khi đến tham quan Nhà lưu niệm của Bác Hồ ở làng Dương Nổ, xã Phú Dương (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) vào một ngày tháng Tư. Không chỉ thăm ngôi nhà giản dị, những cảnh vật nơi đây như dòng sông, bến nước... đều gắn với hình ảnh của Bác.

Dương Nổ nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7 km (trên đường về bãi biển Thuận An), một làng quê sầm uất, giàu truyền thống lịch sử - văn hóa. Nhà lưu niệm Bác Hồ (nơi Bác cùng cha và anh trai đã sống và học tập từ năm 1898 - 1900) là một ngôi nhà gỗ ba gian, mái lợp bằng tranh, được bài trí bởi những vật dụng đơn sơ nằm giữa khu vườn đầy cây trái. Gian giữa là bộ phản gỗ để cụ Nguyễn Sinh Sắc (cha của Bác) ngồi dạy học, hai bên là hai bộ phản để học trò ngồi, gian bên trái kê chiếc giường gỗ là nơi hai cha con nằm ngủ, gian bên phải kê chiếc rương đựng đồ, hai chái hai bên là nơi sinh hoạt và nơi cất thực phẩm của ba cha con. Nối với gian nhà chính là nhà bếp sinh hoạt của gia đình. Ở Huế hiện nay còn lưu giữ 14 di tích về Bác Hồ hoặc liên quan trực tiếp đến gia đình Bác, trong đó có nhà Bác ở làng Dương Nổ là di tích thiêng liêng…

Đến với nhà Bác Hồ ở làng Dương Nổ du khách không chỉ thăm ngôi nhà giản dị, gợi nhớ về thời niên thiếu của Bác mà còn tận mắt thấy khung cảnh làng quê Việt Nam giữa lòng thành phố với những ngôi đình, dòng sông, cây sung, bến nước… là những nơi gắn với tuổi thơ của Người. Ngôi nhà được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định 296/VH-QĐ ngày 26/3/1990 và đã đón hàng triệu lượt khách đến thăm.

Đến Dương Nổ không chỉ thăm ngôi nhà giản dị tuổi ấu thơ của Bác Hồ mà còn thăm ngôi đình cũng được công nhận di tích cấp Quốc gia, dòng sông, bến nước, miếu Am Bà... là những nơi ngày xưa Người thường lui tới, vui chơi, học tập với bạn bè.

Bến Đá là một bến nước nhỏ nằm bên dòng sông Phổ Lợi, cách Nhà lưu niệm Bác Hồ tại Dương Nổ 10m. Năm 1898, khi Nguyễn Sinh Cung (Chủ tịch Hồ Chí Minh) theo cha về sống ở đây, Người thường ra Bến Đá tắm giặt và ngồi hóng mát. Bến tắm bằng đá đơn sơ này đã gắn liền với tuổi thơ của Nguyễn Sinh Cung trong hai năm sống ở làng Dương Nổ. Năm 1978, cùng với việc trùng tu lại Nhà lưu niệm Bác Hồ, Bảo tàng Hồ Chí Minh Bình Trị Thiên khôi phục lại Bến Đá và bảo tồn cho đến ngày nay…

Bên dòng sông Phổ Lợi năm xưa, bến nước con đò còn đó, cảnh vật của vùng đất này đã có nhiều đổi thay, nhưng mỗi du khách khi đặt chân đến đây dường như có cơ hội để hình dung được hình ảnh về cuộc sống của Bác Hồ khi còn nhỏ. Đặc biệt, với những người dân nơi đây, những câu chuyện về cuộc sống của Người được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành một phần trong tâm hồn của họ.

Tiên Sa
Bài viết cùng chủ đề: Thông tin về Bác Hồ

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu