Chủ nhật 17/11/2024 22:17

Ủy ban Dân tộc: Tiếp nhận nhiệm vụ công tác dân tộc và miền núi từ 3 Ban chỉ đạo

Ủy ban Dân tộc (UBDT) sẽ là cơ quan tiếp nhận nhiệm vụ công tác dân tộc và miền núi từ các Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ (gọi tắt là 3 Ban Chỉ đạo) sau khi các Ban kết thúc hoạt động.

Theo đó, UBDT sẽ tiếp nhận, khai thác, sử dụng kết quả các đề tài: “Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc”; “Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên”; “Khoa học và Công nghệ phục vụ phát bền vững vùng Tây Nam Bộ”; các đề tài khoa học cấp bộ có liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc đã hoàn thành được nghiệm thu để làm luận cứ nghiên cứu, xây dựng các chính sách dân tộc giai đoạn 2021 - 2026.

UBDT sẽ tiếp nhận các đề tài khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội từ 3 Ban chỉ đạo

Tiếp nhận các đề án, chính sách đặc thù của từng vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc đang nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tiếp nhận các hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan đến công tác dân tộc, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng gắn với đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp nhận hồ sơ các vụ việc phức tạp liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số do 3 Ban chỉ đạo trước đây theo dõi, quản lý.

UBDT cũng có trách nhiệm tiếp tục triển khai các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kết luận của lãnh đạo Đảng và Nhà nước còn hiệu lực liên quan đến công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do 3 Ban chỉ đạo theo dõi.

Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với đặc điểm dân tộc ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Tổ chức thăm hỏi, động viên, tranh thủ sự ủng hộ của cán bộ cốt cán, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thăm hỏi, chúc mừng nhân ngày Tết cổ truyền của dân tộc (Tết Nguyên đán); phối hợp với địa phương tổ chức và tham gia các ngày tết; lễ hội truyền thống của cộng đồng dân tộc thiểu số các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; tổ chức thăm hỏi, chúc mừng các tổ chức, cá nhân ở các tỉnh nước bạn có biên giới tiếp giáp với Việt Nam nhân ngày tết cổ truyền của nước bạn Lào, Campuchia. Hai năm một lần tổ chức gặp mặt tọa đàm, tặng quà cho già làng, trưởng bản, người có uy tín tiêu biểu, cán bộ cốt cán. Năm năm một lần, bắt đầu từ năm 2020, tổ chức Lễ vinh danh các đại biểu dân tộc thiểu số tiêu biểu xuất sắc trong công tác, sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, UBDT sẽ tiếp nhận và triển khai nhiệm vụ đặc thù thuộc 3 vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Cụ thể:

Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo Tây Bắc: Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan, triển khai thực hiện Chỉ thị số 14/2005/CT-TTg về “Hợp tác xây dựng tuyến biên giới Việt Nam - Lào ổn định, phát triển toàn diện”.

Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo Tây Nguyên: Xây dựng mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các tỉnh biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia. Phối hợp tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chính sách định canh, định cư; bố trí ổn định cho đồng bào di cư ngoài kế hoạch.

Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ: Thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/01/2018 của Ban Bí thư về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới. Hàng năm, phối hợp với các đơn vị lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn Quân khu 9 tổ chức các đoàn đi khảo sát, nắm tình hình về dân tộc, tôn giáo, vùng biên giới giáp với nước bạn Campuchia. Tổ chức họp mặt, đi thăm hỏi, tặng quà cho các tổ chức Hội đoàn kết sư sãi yêu nước, các chùa có công với cách mạng tiêu biểu, các trường nghệ thuật Khmer, mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công với cách mạng, nhân sĩ, trí thức, chức sắc, chức việc, cán bộ hưu trí, học sinh, sinh viên, cán bộ chiến sĩ công tác trong quân đội, công an, người có uy tín, hộ nghèo thuộc diện chính sách là người dân tộc Khmer tiêu biểu, thuộc các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer. Tiếp tục tổ chức cuộc thi tìm hiểu lịch sử vùng đất Nam Bộ - Việt Nam trong sinh viên, học sinh; tiến tới mở rộng đối tượng tham gia ra ngoài các trường học như hiện nay…

Trường Xuân
Bài viết cùng chủ đề: Công tác dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống