Thứ bảy 16/11/2024 16:21

Ủy ban Dân tộc: Khai mạc Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2022

Với chủ đề “Kết nối tri thức để phát triển”, Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2022 lần thứ nhất do Ủy ban Dân tộc tổ chức sẽ kéo dài từ ngày 20/4 - 1/5/2022.

Sáng 20/4, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc đã khai mạc Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2022 lần thứ nhất với nhiều hoạt động sôi nổi như: Tổ chức không gian giới thiệu sách, ký tặng sách, quyên góp, ủng hộ và trao tặng sách; chia sẻ thông tin về sách điện tử…

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cùng các em học sinh Học viện Dân tộc tham quan gian trưng bày sách và các ấn phẩm văn hóa của đồng bào các dân tộc Việt Nam

Trong không gian trưng bày sách, các Vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban Dân tộc, Viện Thông tin Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Viện Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đã giới thiệu gần 500 đầu sách, hơn 8.000 cuốn sách các loại gồm 6 chủ đề: Bác Hồ với đồng bào dân tộc thiếu số - đồng bào dân tộc thiếu số với Bác Hồ; Lý luận và thực tiễn về con đường phát triển đất nước; Sách chuyên ngành công tác dân tộc, chính sách dân tộc; Các kết quả nghiên cứu khoa học và sách thuộc chương trình công tác dân tộc 2016-2020; Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam; Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.

“Đọc sách phải được rèn luyện thành thói quen như cơm ăn, nước uống” - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh căn dặn các em học sinh

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: “Đây là dịp để lan tỏa văn hóa đọc rộng khắp trong đội ngũ công chức, viên chức và người lao động của Ủy ban Dân tộc nói riêng và trong toàn ngành cơ quan công tác dân tộc nói chung, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam”.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đề nghị: Các vụ, đơn vị cần làm tốt công tác tuyên truyền về Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam đến toàn thể công chức, viên chức và người lao động cơ quan Ủy ban Dân tộc; hàng năm tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam ngày một phong phú với sự tham gia của nhiều nhà xuất bản, nhiều tác giả, diễn giả và toàn thể công chức, viên chức, người lao động; lựa chọn chủ để, tổ chức phát hành các ấn phẩm có hình thức đẹp, có nội dung ý nghĩa gắn với hoạt động quản lý nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc;… tạo điều kiện cho bạn đọc tiếp cận sách ở mọi lúc, mọi nơi.

Các sinh viên dân tộc thiểu số tìm hiểu về sách điện tử

“Sau buổi lễ này, toàn thể công chức, viên chức, người lao động cơ quan Ủy ban Dân tộc sẽ lắng lại, suy nghĩ, quan tâm, nâng cao nhận thức văn hóa đọc; đây cũng là điểm khởi đầu khơi dậy tinh thần tự học, tự nghiên cứu, trau dồi kiến thức xã hội nói chung, kiến thức quản lý nhà nước nói riêng thông qua việc đọc sách”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh.

Trong khuôn khổ sự kiện, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh và Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông tặng sách cho 10 em học sinh tiêu biểu của Học viện Dân tộc.

Hoàng Mai
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống